Giám đốc Văn phòng Quản lý Lao động Nước ngoài của Thái Lan Dechar Peukpattanaruk nói với hãng Reuters: “Sau ngày hôm nay, những ai làm việc chui ở Thái Lan sẽ phải trở về nước và họ chỉ có thể quay trở lại theo con đường hợp pháp”.
Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á, phụ thuộc nhiều vào những người lao động nhập cư. Người dân từ Myanmar thường băng qua biên giới kiểm soát lỏng lẻo giữa hai nước để đáp ứng nhu cầu nhân lực tại đây và chạy trốn cảnh thất nghiệp ở quê nhà.
Các tổ chức của những người sử dụng lao động ở Thái Lan đã kêu gọi lùi lại thời hạn nói trên vì lo ngại tình trạng thiếu lao động chân tay.
Chương trình kiểm tra lao động trên toàn quốc của Thái Lan yêu cầu những lao động nhập cư xin hộ chiếu tạm thời tại nước của họ để xin gia hạn hoặc nộp đơn xin giấy phép lao động tại Thái Lan.
Nếu được xác nhận là lao động nhập cư hợp pháp, họ sẽ được hưởng các quyền lao động như công dân Thái Lan, kể cả việc tăng lương tối thiểu lên 35% áp dụng với những người làm việc tại một số khu vực kể từ tháng 1 năm sau.
Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ nhân quyền nói thủ tục xác nhận rất nhiêu khê và có thể bị các quan chức lợi dụng để moi tiền người lao động.
Hãng Reuters dẫn số liệu điều tra dân số của chính phủ cho biết, có từ 2 - 2,5 triệu người lao động nhập cư đến từ các quốc gia láng giềng, bao gồm Myanmar, Lào, Campuchia, sinh sống tại Thái Lan.
Khoảng 80% số này đến từ Myanmar và phần lớn làm việc ở các ngành nặng về tay chân như chế biến hải sản và may mặc.
Số liệu từ Bộ Lao động Thái Lan cho thấy, chỉ có 743.963 người, chưa đầy một nửa số lao động nhập cư, đã hoàn tất thủ tục xác nhận.
Sơn Duân
>> Nga kiểm tra ngôn ngữ lao động nhập cư
>> Thái Lan lại tranh cãi vì ông Thaksin
>> Cựu Thủ tướng Thái Lan sẽ bị truy tố tội giết người
>> Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
>> Nguy cơ rình rập giáo viên Thái Lan
>> Đại biểu tình tại Thái Lan
Bình luận (0)