Có mặt tại khu vực kè Cửa Đại những ngày này, sẽ không còn nhận ra cách đây vài năm, biển còn cách xa con đường u Cơ 400-500m. Bờ kè ngay sát con đường u Cơ đã bị bão đánh tan tành từ những cơn mưa bão hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua.
Đoạn kè dài hơn 500m đang được chống đỡ bởi hàng nghìn bao cát, những mảng bê tông lớn hết sức tạm thời.
"Tui sống ở đây từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ thấy nguy hiểm như hiện nay, bởi nếu với tình trạng chèo chống tạm thời như vậy, chắc chắn sóng sẽ đánh tan con đường u Cơ này và xâm lấn vô trong khu vực dân cư nếu mùa mưa bão đến!" ông Nguyễn Văn Lộc, một hộ dân cư ngụ ở khu vực này chia sẻ.
|
Được biết, khu vực ven biển này từ năm 2003, đã được UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp để tiến hành xây dựng resort ven biển kinh doanh.
Trước đây, con đường u Cơ cách biển rất xa, từ bờ biển vào hơn 60m là bắt đầu diện tích trồng cây xanh dài 200m, rồi cách thêm một khoảng rộng vài trăm mét, mới đến con đường này. Nhưng hiện tại, biển đã tràn vào ngay khu vực chân con đường u Cơ.
Khi mưa gió lớn, sóng có thể đánh cao lên cả trên mặt đường, gây nên tình trạng rạn nứt rất lớn ở mặt đường, vô cùng nguy hiểm. "Nếu không gia cố kịp thời, thì chỉ trong thời gian rất ngắn, sẽ mất hẳn con đường u Cơ này!" ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch UBND P.Cửa Đại chia sẻ.
Nguyên nhân theo những cụ ông có tuổi trong vùng nhìn nhận khách quan, thì ngoài lý do sự thay đổi bất thường của thiên nhiên, còn thêm bởi sự tác động của con người. 200m với những hàng dương liễu dày đặc ven biển đã bị mất sạch do những dự án xây dựng từ năm 2003 đến nay.
|
Đến năm 2005, tình trạng sạt lở bắt đầu xuất hiện. Với hiện tích 7 ha, nhưng hiện đã bị biển xâm thực còn lại 2 ha.
Với tình trạng bờ kè Cửa Đại đang bị biển xâm thực, nên khu đô thị mới Phước Trạch (P.Cửa Đại, TP Hội An) dù đã bố trí dân cư kín, nhưng chưa một hộ dân nào dám đến xây dựng vì sợ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của địa phương này. |
Sau những cơn mưa bão lớn đánh vào bờ kè, hàng nghìn người dân, công nhân của Hội An đã được huy động, tham gia gia cố lại để cứu bờ kè, nhưng xem ra chỉ là giải pháp tạm thời.
Theo ông Nguyễn Sinh, hiện UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng lại tuyến kè dài 1.400m; giai đoạn 1 là 526m với tổng đầu tư 24 tỉ đồng.
Nhưng dự án giai đoạn 1 được triển khai ngay trong mùa mưa bão là một điều hết sức bất cập. Và cũng ngay khi được triển khai, thì cũng là lúc bờ kè tiếp tục bị phá nát, phải tạm thời tận dụng những vật liệu chuẩn bị thi công để gia cố.
Thêm một yếu tố nữa cần đáng lưu tâm khi tiến hành xây dựng bờ kè, đó là hiện tượng các doanh nghiệp kinh doanh khu nghỉ mát ở khu vực này tự bỏ chi phí ra xây dựng bờ kè.
Nhưng do sự thiếu đồng bộ, mỗi doanh nghiệp xây kè một kiểu, nên phương thức xây dựng của doanh nghiệp này, gây ra nguy cơ lớn cho doanh nghiệp khác. "Chúng tôi đang kiến nghị nghiên cứu về vấn đề này, nếu sự thiếu đồng bộ này không sớm được khắc phục, thì nguy cơ phá hủy các công trình ven bờ biển này sẽ rất khó lường!" ông Nguyễn Sinh nhận định.
Bài, ảnh: Diệu Hiền
Bình luận (0)