img
Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 1.

Lịch sử hình thành đô thị Huế được đánh dấu từ sự kiện vua Chăm Chế Mân dâng 2 châu Ô, (từ Quảng Bình vào tới Quảng Nam) cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân năm 1306. Năm 1307, nhà Trần đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu thành châu Hóa. Thừa Thiên - Huế một phần lớn của châu Hóa. Từ đây, sự chung sống, hòa hợp giữa hai cộng đồng người Chăm bản địa người Việt nhập khai hoang lập làng bắt đầu tạo nên những biến đổi tích cực trong việc xây dựng đất nước.

Đến thế kỷ 16, khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Hóa năm 1558, nơi đây bắt đầu hình thành nên trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, hội của xứ Đàng Trong. Thủ phủ của chúa Nguyễn trở thành nơi phồn hoa đô hội trong suốt thế kỷ 17 18, rồi trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn (1778 - 1801) kinh đô của 13 đời vua Nguyễn (1802 - 1945).

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 2.

Toàn cảnh kinh thành Huế nhìn từ trên cao

Tiếp sau đó thời kỳ Pháp thuộc kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế hòa ước Giáo Thân cho đến năm 1945. Thời kỳ này, tại cố đô Huế diễn ra quá trình đô thị hóa, quy hoạch đô thị để hình thành thành phố Huế hôm nay.

Năm 1889, vua Thành Thái ban dụ thành lập thị Huế với ranh giới được xác lập xen giữa kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành dải đất dọc theo bờ nam sông Hương.

Sau ngày 2.9.1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã kiện toàn bộ máy quản nhà nước, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Với Sắc lệnh số 77 ngày 21.12.1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam, Huế cùng với Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều trở thành thành phố.

Sau năm 1945, Huế mất dần vị thế của trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa đầu não của quốc gia để trở thành "thành phố cố đô", lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể phi vật thể.

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 3.

Cố đô Huế với di sản vàng son còn lại đến hôm nay

NGUYỄN T.A PHONG


Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 4.

Theo thống kê, vùng đất cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế ngày nay) lưu giữ hệ thống di sản văn hóa vật thể khá đồ sộ với gần 1.000 di tích, địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích tôn giáo…

Thừa Thiên - Huế địa phương "gia tài" văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam; trong đó, tiêu biểu nổi bật nhất quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Gần đây, mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng được UNESCO công nhận di sản liệu.

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 5.

Đô thị Huế hai bên bờ sông Hương hiện nay

NGUYỄN T. A PHONG

Trong hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng TP.Huế "Thành phố festival" của Việt Nam, tổ chức các kỳ festival vào các năm chẵn (hiện nay đã trở thành "Festival Huế 4 mùa") "Festival nghề truyền thống" diễn ra vào các năm lẻ. Chuỗi hoạt động văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc đã gắn kết với hoạt động giao lưu văn hóa quốc sôi động, đa dạng, góp phần nâng cao vị thế văn hóa Huế trong nước quốc tế.

Thừa Thiên - Huế cũng vùng đất nhiều làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực độc đáo với trên 1.300 món ăn cung đình tao nhã, món ăn dân gian phong phú hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống được lưu giữ.

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 6.
Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 7.

Lễ hội đường phố đa sắc màu dịp Festival Huế 2024

NGUYỄN T. A PHONG

Thừa Thiên - Huế còn biết đến một vùng đất học, trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của khu vực miền Trung cả nước. Ngoài Đại học Huế với 9 đơn vị thành viên, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế còn Trường đại học Phú Xuân, Học viện Âm nhạc Huế, Phân viện Học viện Hành chính quốc gia, Phân hiệu Trường đại học Tài chính - Kế toán hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Thừa Thiên - Huế cũng được xác định trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây nguyên cả nước, với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu triển khai thực hiện dự án trung tâm y tế chuyên sâu: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y Dược Huế, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm trung ương.

Huế - hành trình để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 8.


Đón xem kỳ 2 - Gỡ nút thắt cơ chế

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.