Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương chảy máu ngoài ngăn ngừa sẹo hiệu quả

18/02/2022 15:51 GMT+7

Các vết thương chảy máu ngoài nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến hệ lụy rất nguy hiểm như nhiễm trùng, uốn ván,… Sơ cứu vết thương chảy máu ngoài là kiến thức ai cũng nên biết.

Cách sơ cứu vết thương ngoài

Cách nhận biết các vết thương chảy máu ngoài

Vết thương chảy máu ngoài rất dễ nhận biết, có thể thấy rõ bằng mắt thường. Đó có thể là những vết thương mà bạn vô tình gây ra, làm da bị tổn thương như những vết cắt như đứt tay, trầy xước khi cạo râu. Khi các vết thương này xuất hiện có nghĩa là các mạch máu dưới da bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu. Mặc dù đôi khi việc chảy máu này lại có lợi vì lượng máu chảy ra giúp làm sạch vết thương, thế nhưng mất máu quá nhiều có thể khiến cơ thể bị sốc.

Mức độ nghiêm trọng của vết thương hay vết cắt không thể đánh giá qua số lượng máu chảy ra ngoài mà ta thấy. Có một số thương tích nghiêm trọng nhưng lại chảy máu rất ít. Mặt khác, những vết cắt dù nhìn có vẻ không nghiêm trọng nhưng nằm ở những vị trí như trên đầu, mặt và miệng có thể chảy rất nhiều máu bởi vì những vị trí này chứa rất nhiều mạch máu.

Nguyên tắc sơ cứu với vết thương chảy máu ngoài

Trước khi tiến hành sơ cứu, bạn cần nhận biết được mức độ nặng nhẹ của vết thương để thực hiện phương pháp sơ cứu thích hợp.

1. Với những vết thương nhẹ, chảy máu ít

Vết thương nhẹ, ít chảy máu ở những vị trí hay gặp

Trong cuộc sống hàng ngày không ít trường hợp bị thương bởi những thứ nhỏ nhặt. Các vết xước gây ra khi cạo râu, vết đâm do kim khi may quần áo cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Đối với các thương tích nhẹ như trên, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua sơ cứu cầm máu, đôi khi những vết thương nhỏ có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Một chiếc băng cá nhân đã được khử trùng và các tuýp thuốc có chứa chất Neosporin, hay thuốc sát trùng Povidine khá hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, kháng khuẩn và điều trị những vết thương nhẹ ngoài da.

Nguyên tắc sơ cứu vết thương chảy máu nhẹ

Bước đầu tiên không thể thiếu là vệ sinh.

● Luôn phải rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương.

● Rửa vết thương bằng nước sạch, bạn nên rửa dưới vòi nước máy đang chảy.

● Sát trùng vết thương bằng các sản phẩm chuyên dụng như Oxy già, Povidine.

● Với những vết thương nhẹ như xước da, chỉ có ít máu rỉ ra thì để hở cho vết thương tự khô. Nếu máu chảy ra nhiều hơn thì bạn phải sử dụng đến băng gạc y tế, đặt nó lên vết thương và băng lại hoặc dùng băng keo y tế cố định lại.

Bạn tuyệt đối không nên chủ quan với những vết thương nhỏ, chỉ một vết cắt đôi khi có thể ảnh hưởng đến các mạch máu dưới da. Trong trường hợp máu vẫn chảy liên tục sau 20 phút, bạn cần đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.

2. Với những trường hợp chảy máu nghiêm trọng, khẩn cấp

Vết thương do động vật gây ra

Những vết thương do các loài động vật gây ra hay bị những vật dụng sắc bén, nhọn đâm sâu hay là những vết thương chảy máu liên tục từ 15 đến 20 phút sau khi đã được sơ cứu thường là những trường hợp chảy máu khẩn cấp.

Nếu người bị thương chảy máu rất nhiều, cần phải theo dõi các triệu chứng của sốc. Trường hợp nạn nhân có các biểu hiện như da lạnh, da bị sưng, tím tái, suy yếu nhịp tim và có dấu hiệu buồn ngủ hay mất dần ý thức thì rất có thể nạn nhân sẽ bị sốc vì mất máu quá nhiều. Ngay cả trong trường hợp lượng máu chảy ra chỉ ở mức trung bình thì nạn nhân vẫn có thể cảm thấy lâng lâng hoặc buồn nôn.

Nguyên tắc sơ cứu vết thương chảy máu nghiêm trọng, khẩn cấp

Nghiêm túc tuân thủ những điều dưới đây để tiến hành sơ cứu hiệu quả:

● Luôn luôn rửa tay trước và sau sơ cứu khi chảy máu.

● Xác định vị trí nơi chảy máu để có phương pháp xử lý thích hợp.

● Sử dụng các ngón tay ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5 đến 10 phút để cầm máu.

● Để nạn nhân nằm xuống mặt phẳng. Nếu vết thương có vị trí ở tay hay chân, gác tay hoặc chân lên cao hơn so với tim đồng thời tay bạn vẫn phải ép chặt vết thương để cầm máu. Động tác này sẽ giúp máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng trong khi bạn đang chờ đợi để được giúp đỡ từ các nhân viên y tế hoặc từ người có chuyên môn.

● Che phủ miệng vết thương bằng băng gạc sạch rồi băng lại, tránh băng quá chặt làm tắc nghẽn lưu thông máu.

● Kiểm tra lại, nếu máu vẫn còn chảy thấm qua lớp băng thì bạn nên đặt thêm miếng gạc nữa rồi băng phủ lên trên, lưu ý không được tháo lớp băng đầu ra.

● Nếu băng ở các chi, phải thường xuyên kiểm tra các đầu ngón tay, ngón chân xem màu da có hồng như thường và có ấm không, nếu da các ngón có dấu hiệu tím tái và lạnh thì phải nới lỏng băng để máu được lưu thông.

● Nếu nạn nhân có dấu hiệu sốc như xanh tái, mệt, lạnh, đổ mồ hôi nhớp nháp thì phải chống sốc.

Ngăn ngừa sẹo hình thành sau khi vết thương lành

Sau khi vết thương được sơ cứu và xử lý kịp thời, cần một khoảng thời gian để các tế bào mới tái tạo, làm lành vết thương. Với những vết thương lớn như do động vật cắn, do tai nạn…nguy cơ để lại sẹo là rất cao, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của người bị thương. Nên sử dụng gel ngăn ngừa và điều trị sẹo RejuvaSil ngay khi vết thương bong vảy và ăn da non. Ở thời điểm này các tế bào da đang cần sự tổng hợp collagen vừa đủ để làm lành vết thương, tránh tăng sinh collagen gây nên sẹo lồi. Đồng thời, da bắt đầu hấp thu dưỡng chất để tái tạo mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này nên các dưỡng chất trong thuốc trị sẹo sẽ góp phần làm lành da, tăng đến 80% khả năng phục hồi và xóa sẹo.

RejuvaSil chuyên ngăn ngừa và xóa mờ sẹo lồi/ sẹo phì đại

RejuvaSil là gel silicone đặc chế để ngăn ngừa và điều trị sẹo lồi/ sẹo phì đại của thương hiệu Rejuvaskin nổi tiếng, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Nó giúp hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo dù các vết thương lớn hay nhỏ và hoàn toàn lành tính với mọi loại da, thường được sử dụng cho cả các vết sẹo sau phẫu thuật.

RejuvaSil mang đến hiệu quả rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng liên tục.

● Kích thích, thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào tổn thương và ức chế quá trình sản sinh collagen ngăn sẹo lồi xuất hiện.

● Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sẹo mới, đồng thời nhanh chóng ép xẹp sẹo lồi trên da.

● Cung cấp dưỡng chất nuôi da, ngăn ngừa oxy hóa, lão hóa da.

Sở hữu bảng thành phần ưu việt, các chiết xuất từ tự nhiên trong RejuvaSil tác động liên tục lên da giúp nuôi dưỡng da bị tổn thương và phục hồi nhanh chóng.

● Silicone Y tế: chiếm đến 97% trong mỗi tuýp RejuvaSil, thành phần không thể thiếu trong việc ngăn ngừa và điều trị sẹo lồi/ sẹo phì đại. Silicone y tế giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hạn chế sự mất nước của vết thương và ngăn ngừa sẹo lồi hình thành trên da.

● Tinh chất vitamin C: một hoạt chất nổi tiếng với công dụng làm sáng da, kháng viêm và kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm cho da, hỗ trợ tái tạo tế bào hư tổn.

● Dầu Emu: hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nuôi dưỡng làn da, chống lại các gốc tự do gây lão hóa da.

● Squalane: thành phần cấp ẩm quen thuộc thường thấy trong mỹ phẩm, bổ sung độ ẩm cần thiết, nuôi da căng mịn và ẩm mượt.

Bộ sản phẩm xóa mờ sẹo Rejuvaskin

Nếu bỏ qua thời điểm tốt nhất để ngăn ngừa sẹo, bạn vẫn có thể sử dụng RejuvaSil để điều trị sẹo lồi/ sẹo phì đại, nên kết hợp cùng miếng dán Scar FX nếu vết sẹo nghiêm trọng hay bạn muốn tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Đối với những vết sẹo thâm, sẹo lõm/ rỗ bạn có thể sử dụng kem điều trị sẹo Scar Esthetique của Rejuvaskin để xóa sẹo thâm và lấp đầy sẹo lõm/ rỗ. Việc điều trị càng sớm là càng tốt, nếu bạn sử dụng đúng cách thì sẹo rỗ/ lõm có thể lấp đầy đến 80%.

Với bài viết này, mong rằng mọi người đều nắm giữ kỹ năng sơ cứu cơ bản để kịp thời ứng phó với những tình huống không may trong cuộc sống.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.