Những điều bạn cần biết về ung thư hậu môn

02/09/2016 08:00 GMT+7

Anh L.T.M, 42 tuổi, đột nhiên cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn và đi tiêu thường xuyên. Ban đầu anh tưởng mình bị giun sán nên mua thuốc sổ về dùng nhưng cũng không cải thiện được bao nhiêu.

Thời gian sau, anh đi tiêu ra máu và cảm thấy có cục gì vướng vướng ở hậu môn. Anh đến bệnh viện FV khám với suy nghĩ mình bị bệnh trĩ nhưng kết quả cho biết anh bị ung thư hậu môn. May mắn bệnh của anh được phát hiện giai đoạn sớm và các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ u ở hậu môn để triệt tiêu ung thư cho anh.
Vậy căn bệnh này là bệnh gì và triệu chứng của nó ra sao? Chúng tôi đã có một buổi trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện FV, về căn bệnh này.
Ung thư hậu môn là gì?
BS Đỗ Minh Hùng: Ung thư hậu môn là khi các tế bào ung thư hình thành trong các mô của hậu môn. Các khối u lành tính và ác tính ở vùng này là dấu hiệu của ung thư hậu môn. Một số dạng không phải ung thư của ung thư hậu môn có thể tiến triển thành ung thư.
Triệu chứng của ung thư hậu môn là gì?
BS Đỗ Minh Hùng: Triệu chứng ung thư hậu môn tương tự như của bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa. Các triệu chứng:
Thay đổi thói quen đi cầu
Chảy máu từ hậu môn trực tràng
Đau, cảm giác nặng ở hậu môn
U gần hậu môn
Đôi khi bệnh nhân có thể són phân hoặc ngứa hậu môn.
Nguyên nhân gây ung thư hậu môn là gì?
BS Đỗ Minh Hùng: Ung thư hậu môn là do sự phát triển của các tế bào bất thường không kiểm soát được trong cơ thể. Khi các tế bào bất thường này tích lũy dần sẽ tạo thành khối u. Tế bào ung thư có thể di căn khắp cơ thể và ăn lan sang các mô lân cận.
Ung thư hậu môn được cho là gây ra bởi nhiễm virus papilloma ở người (the human papillomavirus = HPV). Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó được phát hiện trong phần lớn các trường hợp ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn có thể là kết quả của bệnh ung thư khác trong cơ thể di căn qua ống hậu môn.
Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư hậu môn là gì?
BS Đỗ Minh Hùng: Giống như hầu hết các bệnh ung thư, ung thư hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Một số bệnh nhân có nhiều nguy cơ phát triển ung thư hậu môn hơn những người khác. Yếu tố nguy cơ ung thư hậu môn bao gồm:
Nhiễm vi rút HPV: HPV có mặt trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc nhiều hơn 5 bạn tình trong suốt cuộc đời làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm HPV qua đường hậu môn.
Vi rút HIV làm tăng nguy cơ cao bị ung thư hậu môn.
Hoạt động tình dục bừa bãi và giao hợp qua đường hậu môn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn. Không sử dụng bao cao su cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ.
Hút thuốc: Hút thuốc có nhiều khả năng phát triển ung thư hậu môn, ngay cả khi bỏ hút thuốc lá.
Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch suy yếu ngăn cơ thể chống lại bệnh ung thư hậu môn. Điều này thường gặp nhất ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người đã ghép tạng.
Tuổi già: Hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
Biến chứng của ung thư hậu môn là gì?
BS Đỗ Minh Hùng: Ung thư hậu môn ít khi di căn xa, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các khối u được tìm thấy có sự di căn nhưng ở những người mà đặc biệt khó điều trị. Ung thư hậu môn nếu di căn thường đến gan và phổi.
Làm thế nào để chẩn đoán ung thư hậu môn?
BS Đỗ Minh Hùng: Ung thư hậu môn thường được phát hiện sớm khi nó phát triển ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị chảy máu, ngứa hoặc đau ở hậu môn thường xuyên đi khám bác sĩ trước khi ung thư hậu môn tiến sang một giai đoạn. Trong những trường hợp khác, ung thư hậu môn được chẩn đoán tình cờ qua các kỳ kiểm tra sức khỏe.
Khám trực tràng bằng ngón tay có thể phát hiện một số trường hợp ung thư hậu môn.
Pap smears hậu môn có thể được sử dụng để kiểm tra ung thư hậu môn.
Bác sĩ có thể sinh thiết một mẫu mô để kiểm tra ung thư hậu môn.
Điều trị ung thư hậu môn như thế nào?
BS Đỗ Minh Hùng: Điều trị ung thư hậu môn dựa trên giai đoạn của ung thư hậu môn mà một bệnh nhân có. Phương pháp điều trị phổ biến cho các bệnh ung thư hậu môn bao gồm:
Hóa trị: là dùng một loại thuốc dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Nó có thể được tiêm vào cơ thể hoặc dùng bằng đường uống. Thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng từng đợt để kiểm soát các triệu chứng.
Xạ trị: sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như X-quang, để tiêu diệt tế bào ung thư. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đỏ da và đau trong và xung quanh hậu môn của bạn, cũng như xơ cứng và co kép hẹp lại ống hậu môn của bạn.
Xạ trị thường thực hiện trong năm hay sáu tuần. Hóa trị thường được thực hiện trong tuần đầu tiên và tuần thứ năm. Bác sĩ điều chỉnh lịch trình điều trị của bạn dựa trên những đặc điểm của bệnh và sức khỏe tổng quát của bạn. Mặc dù kết hợp hóa và xạ làm tăng hiệu quả điều trị, nó cũng làm tăng tỉ lệ tác dụng phụ.
Phẫu thuật:Phẫu thuật cắt bỏ tại chỗ được sử dụng để loại bỏ một khối u ở hậu môn, cùng với một số mô lành xung quanh nó. Cắt bỏ tại chỗ áp dụng với những bệnh nhân bị ung thư hậu môn giai đoạn sớm.
Cắt bỏ trực tràng hậu môn ngã bụng - chậu bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
Liệu pháp thay thế
Phương pháp điều trị thay thế thuốc không thể chữa khỏi bệnh ung thư hậu môn. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp bạn đối phó với những tác dụng phụ của điều trị ung thư. Bác sĩ có thể điều trị nhiều tác dụng phụ, nhưng đôi khi thuốc không cũng không đủ.
Tùy triệu chứng có thể chọn các liệu pháp thích hợp sau:
Lo âu - massage, thiền, thôi miên, liệu pháp âm nhạc, tập thể dục hoặc kỹ thuật thư giãn
Mệt mỏi - tập thể dục nhẹ nhàng hay dưỡng sinh
Buồn nôn - châm cứu, thôi miên hoặc liệu pháp âm nhạc
Đau - châm cứu, massage, liệu pháp âm nhạc hay thôi miên
Khó ngủ - yoga hay kỹ thuật thư giãn
Tôi có thể ngăn ngừa ung thư hậu môn?
BS Đỗ Minh Hùng: Không có cách nào bảo đảm ngăn ngừa ung thư hậu môn nhưng có một số cách có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư hậu môn:
Điều chỉnh thói quen tình dục của bạn
Hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có
Sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp
Tránh giao hợp qua đường hậu môn
Hãy kiểm tra thường xuyên đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc lá.
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư hậu môn do các yếu tố khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình hay tuổi tác, kiểm tra thường xuyên để phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu tiên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.