TNO

Món lắc 'tung hoành' khắp thế giới - Kỳ 1: Xoài lắc 'rung rinh' Sài Gòn

22/04/2016 13:44 GMT+7

(iHay) Món lắc không chỉ tạo nên cơn sốt ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam mà nó đã là trào lưu của nhiều quốc gia khác

(iHay) Món lắc không chỉ tạo nên cơn sốt ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam mà nó đã là trào lưu từ lâu của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

>> Bốc số xếp hàng dài chờ mua bánh gạo lắc ở Sài Gòn

 
Xoài lắc trở thành trào lưu của giới trẻ Sài Gòn - Ảnh: Độc Lập
Kỳ 1: Xoài lắc rung rinh Sài Gòn

Mốt ăn vặt bây giờ là các món có gắn thêm động từ “lắc”. Nào là xoài lắc, cóc lắc, khoai lang lắc phô mai, rồi đến khoai tây lắc, hay bánh gạo cay lắc… Ở Sài Gòn dễ thấy cảnh từng dòng người xếp hàng rồng rắn hay thậm chí bốc số để chờ mua cho được một món lắc nào đó. “Bí kíp” nào giúp món ăn này hấp dẫn như vậy?.

Cơn sốt mang tên xoài lắc

Xoài lắc là món ăn chơi, và từ khóa này được "phủ sóng" khắp các tiệm bán đồ ăn vặt trên đường phố Sài Gòn. Cửa hàng chuyên bán xoài lắc nổi tiếng ở đường Tôn Thất Thiệp (Q.1) và Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận) là 2 tiệm được cho bán xoài lắc đầu tiên ở Sài Gòn. Và từ đây, món xoài lắc trở thành cơn sốt lan nhanh khắp mọi ngóc ngách ở thành phố có phong cách ẩm thực phóng khoáng và đa dạng này.
Ảnh: Phạm Như Quỳnh
Hầu như những tiệm bán đồ ăn vặt đều ít nhiều cố "rao" thêm món lắc cho bắt mắt. Mấy cô bán trái cây dọc đường trước đây chỉ quen cắt cắt, trộn trộn trái cây thì nay bỗng dưng trở thành những bartender lành nghề, cũng cầm ly xoài lắc lắc điệu nghệ như người ta pha cocktail nhưng nguyên liệu chính là những miếng xoài và mắm, muối, ớt, đường...Thời gian "lây lan" cơn sốt xoài lắc có vẻ như nhanh hơn bất cứ món ăn vặt trứ danh nào khác, kể cả bánh tráng trộn hay bánh tráng nướng kiểu pizza Việt Nam.
Nhiều người tự hỏi xoài lắc làm đơn giản “dễ sợ” sao lại nổi tiếng thế. Trông vậy thôi nhưng giá trị cốt lõi của nó đáp ứng 3 tiêu chí ngon thời hiện đại nên nhanh chóng trở thành trào lưu, đặc sản đường phố. 
Ảnh: Sài Gòn Ẩm Thực
3 cái ngon khó cưỡng của xoài lắc

Cái ngon đầu tiên là ngon mắt, được “bếp trưởng” xoài lắc trình diễn cách thức làm món ăn tại chỗ, vừa cắt xoài trộn gia vị rồi cho vào ly “lắc điên đảo” để chúng thấm đều vào nhau. Cách thức vừa ăn vừa xem trình diễn kiểu này làm tôi nhớ đến 1 nhà hàng Nhật trên đường Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM). Nhà hàng thiết kế bàn ăn chính là bếp, người đầu bếp vừa trình diễn một màn cắt thực phẩm, chiên xào ngay tại bàn cho khách xem lúc đang ngồi thưởng thức. Các động tác của đầu bếp như nghệ sĩ, các tiếng xạn đảo thức ăn chạm vào bàn bếp cũng tạo ra chuỗi kích thích người ăn vô cùng hấp dẫn. Một đầu bếp chia sẻ, để thực hiện các động tác vừa nhanh vừa
Có một bí quyết nhỏ để món xoài lắc càng dậy mùi thơm, càng quyến rũ hơn là cho chút xí muội dầm vào trong nước xốt trộn. Lấy vài hột xí muội ngâm nước nóng cho rã phần thịt, cùng muỗng dầm nhẹ rồi trộn vào xốt nước mắm muối tôm đường. Vị xí muội chua ngọt cũng cứ quẩn quanh đầu lưỡi, khiến người ta ăn xoài lắc không thấy ngán.
nghệ thuật thì mỗi ngày bạn phải dành ra 2 tiếng luyện tập chưa kể thời gian để luyện tay nghề và phải từ 6 -12 tháng mới được đứng bếp. Và tất nhiên, chi phí để được “xem” vũ điệu của món ăn hấp dẫn như thế, thực khách phải trả chi phí khá cao. Còn với món xoài lắc thì kiểu tạo hình lẫn thanh của nó đã gợi thèm mà giá lại rẻ thì cớ gì không trở thành cơn sốt. Một ly xoài lắc chỉ từ 15-25 ngàn, âm thanh “lắc” được tái hiện từng ly một, không có kiểu làm công nghiệp, trộn sẵn, ai cũng được xem, ai cũng muốn thưởng thức món ăn nhìn vui mắt như vậy.
Sau khi được mãn nhãn, người mua còn được thưởng thức cái ngon thứ hai là ngon mũi với mùi đặc trưng của xoài và gia vị. Cứ nhìn cái cách người ta trộn gia vị, có đường vàng, ớt cay nước mắm đậm đà, muối tôm trộn chung lại thành loại xốt đầy mê hoặc. Mùi ớt và nước mắm phởn phơ tản ra không khí như mời gọi từng người. Đến lúc được cầm que tre xiên lấy một miếng xoài, cắn nghe giòn tan, vị chua chua ngọt ngọt, chút cay cay không quá gắt đủ để những kẻ kén ăn nhất cũng bị vị ngon quyến rũ khó cưỡng lại. Đó cũng chính là tiêu chí ngon thứ 3.
Bây giờ các tiệm còn cho ra đời những phiên bản “hậu duệ” của xoài lắc bằng những loại trái cây khác như cóc lắc, thơm lắc, ổi lắc… Những tín đồ “ham của lạ” có thêm thực đơn lắc phong phú với nhiều sắc thái chua khác nhau, chua thanh với thơm lắc, thích ăn chua vừa thì chọn xoài, muốn thử cảm giác mạnh thì ăn cóc. Cứ thế mà món lắc trở thành xu hướng vượt trội.
Món lắc tung hoành khắp Sài Gòn - Ảnh: Linh San
Không phải bây giờ mới có món lắc, cách đây nhiều năm, một cửa hàng ăn nhanh đã có món khoai tây lắc phô mai đựng trong túi giấy. Khi ăn người ta chỉ cần lấy gói bột phô mai để sẵn trút vào trong, túm miệng túi và lắc liên tục cho bột phô mai bám đều lên từng miếng khoai giòn rụm, vừa đi ngoài đường vừa bốc ăn cũng thú vị. Tuy nhiên, có lẽ do không thấy được màn trình diễn của đầu bếp, mình phải tự tay lắc nên món ăn ít được chú ý. Tuy nhiên, nhờ có xoài lắc với nhiều giá trị hội tụ mà những "món lắc” được dịp lên ngôi. Trên các con đường ăn vặt sầm uất như góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh gần ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), hẻm ăn vặt đường Hai Bà Trưng (Q,1), đường Hai mươi thước ở Quận 4 có nguyên một góc để bán món lắc, khoai lang lắc phô mai, khoai tây lắc, bánh tráng lắc các loại…. Và mới nhất phải kể đến bánh gạo lắc bột phô mai giòn giòn dai dai mà thơm béo khó tả.
Món lắc khiến người Sài Gòn "rung rinh" - Ảnh: Độc Lập
Vừa rồi lúc đi Châu Đốc (An Giang), tôi cũng nhìn thấy vài tiệm trà sữa và bánh tráng trộn có thêm món mới trong thực đơn là xoài lắc. Trong khi đó, dù chưa rầm rộ bằng ở Sài Gòn nhưng tại Hà Nội, nhiều chủ tiệm cũng đã tranh thủ cập nhật món xoài, cóc, ổi lắc vào danh sách món ăn vặt. Có cửa hàng ở phố Hàng Lược để bảng tên xoài lắc thần thánh dành riêng cho món đơn giản mà lạ miệng này. Không nằm ngoài trào lưu, dân Đà Nẵng cũng được trải nghiệm trào lưu ẩm thực mới với nhiều cửa tiệm bán xoài lắc, thậm chí có giao hàng tận nhà khi mua trên 5 ly xoài.
Tuy nhiên, món lắc không chỉ có ở Việt Nam mà nó đã là trào lưu từ rất lâu tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta sẽ bàn câu chuyện này ở kỳ tiếp theo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.