Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới Soumya Swaminathan dự báo rằng biến thể Omicron có thể trở thành biến thể chính trên toàn cầu vì mức độ lây nhiễm cao |
AFP |
Biến thể mới Omicron đã lây lan tới ít nhất 40 quốc gia kể từ khi được Nam Phi báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24.11, theo Reuters.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, chính phủ nhiều nước đã thắt chặt các biện pháp hạn chế đi lại. “Một biến thể mới mà có thể lây lan rất nhanh có thể làm giảm niềm tin, và theo cảm giác như thế, chúng ta có thể thấy một số dự báo cho tăng trưởng toàn cầu bị hạ xuống”, bà Georgieva nói.
Biến thể mới Omicron có thể gây thêm bất ổn cho các nền kinh tế vốn đang chịu sự ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại.
Cũng trong ngày 3.12, Reuters dẫn lời nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan dự báo rằng biến thể Omicron có thể trở thành biến thể chính trên toàn cầu vì mức độ lây nhiễm cao, nhưng chưa cần phải phát triển các loại vắc xin khác.
Biến thể Omicron - hậu quả của chênh lệch giàu-nghèo trong phân phối vắc xin |
WHO cho rằng sự kết hợp giữa tình trạng phủ vắc xin còn thấp và tỷ lệ xét nghiệm để truy vết SARS-CoV-2 chưa cao đã tạo nên mảnh đất màu mỡ cho biến thể mới xuất hiện.
Nhiều nhà khoa học cho rằng cách ngăn chặn SARS-CoV-2 lây lan là đảm bảo các nước nghèo được tiếp cận vắc xin, chứ không phải đẩy mạnh việc tiêm liều tăng cường ở các nước giàu.
Hiện nay có chưa tới 7% dân số ở những nước có thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19, trong khi nhiều nước phát triển đang tiêm liều tăng cường.
“Không hỗ trợ tiêm vắc xin cho châu Phi Hạ Sahara đã khiến chúng ta gặp nguy cơ về biến thể Covid-19 mới, độc hại hơn. Thông tin về Omicron là lời nhắc nhở khẩn cấp về lý do chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để tiêm chủng cho thế giới”, Tổng giám đốc IMF Georgieva viết trên Twitter gần đây.
Bình luận (0)