Theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, các container chứa vật liệu không được phép nhậu khẩu đã được đưa đến từ các nước như Mỹ, Đức và Úc. Các thanh tra trước đó tìm thấy gỗ, vải và giày trong những container khai chỉ chứa giấy vụn sạch.
Phát hiện trên khiến cơ quan chức năng Indonesia quyết định siết chặt quy trình kiểm tra và xem xét các container khác.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy 38 trong số 65 container chứa các vật liệu độc hại, còn 11 container khác chứa rác thải không thể tái chế.
Đây là những container được gửi đến Indonesia để gia công tái chế nhựa thành các sản phẩm để xuất khẩu. Indonesia là một trong những nước gia tăng hoạt động tái chế nhựa sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải nhựa vào tháng 1.2018 và Ấn Độ ra quyết định tương tự 1 năm sau đó.
Indonesia quy định các container nhập khẩu chứa rác hoặc các chất ô nhiễm sẽ bị gửi trả. Thái Lan và Malaysia cũng đã ban hành các quy định tương tự.
Tháng trước, Malaysia thông báo sẽ gửi trả 450 tấn rác thải nhựa cho các nước đã chuyển đến nước này vì không muốn bị biến thành “thùng rác của thế giới”.
[VIDEO] Từ người dân đến chính phủ Indonesia chống rác thải biển
Số rác được nhập từ Ả Rập Xê Út, Anh, Bangladesh, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Úc nhằm mục đích tái chế. Tuy nhiên qua kiểm tra, các container này chứa rác thải không thể tái chế và rác thải nhựa không được phép nhập, theo CNN.
Trước đó, Philippines cũng gửi trả các container rác thải nhập từ Canada sau nhiều năm tranh cãi.
Bình luận (0)