Iran - điểm nhấn kinh tế thế giới sau Chiến tranh lạnh

03/12/2015 15:48 GMT+7

Iran đang rục rịch quay lại với kinh tế thế giới và một số nhà phân tích ở ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã bắt đầu tỏ ra khá phấn khích khi bàn đến vấn đề này.

Iran đang rục rịch quay lại với kinh tế thế giới và một số nhà phân tích ở ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã bắt đầu tỏ ra khá phấn khích khi bàn đến vấn đề này.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong cuộc họp báo tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) hôm 26.9.2014 - Ảnh: ReutersTổng thống Iran Hassan Rouhani trong cuộc họp báo tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) hôm 26.9.2014 - Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider, hầu hết người ngoài xem Iran là một quốc gia Hồi giáo phải chịu đựng khủng bố. Song, Iran còn là một nước có nền kinh tế lớn, hiện đại dù bị tách khỏi hệ thống thế giới. Sắp tới, Iran sẽ là nước lớn nhất từ trước đến nay tái gia nhập kinh tế toàn cầu kể từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Dưới đây là đoạn trích ý kiến của một số nhà nghiên cứu tại ngân hàng Morgan Stanley trong tuần này: Iran là nền kinh tế lớn nhất trở về với sân chơi toàn cầu kể từ sau sự kiện Liên bang Xô Viết tan rã, xét đến các biện pháp trừng phạt kinh tế phức tạp, nỗ lực tái lập quan hệ với các nước phương Tây và sự giàu có năng lượng của quốc gia này.
Iran không phải là nước duy nhất vui mừng vì được “tái hòa nhập” thế giới. Các hãng xe hơi cũng đang mong chờ sự kiện này. Cũng đã có một người đàn ông từ bỏ công việc ở ngân hàng Deutsche Bank để thành lập công ty tư nhân đầu tiên của Iran có khả năng nhận vốn rót từ nước ngoài.
Một phần lý do cho nhận định Iran quay lại là sự kiện kinh tế lớn là khối lượng dự trữ nhiên liệu hóa thạch khổng lồ của nước này. Ngoài ra, đây còn là quốc gia có trình độ dân trí cao nhất trong khu vực. Phần lớn Iran là đô thị và 60% dân số đất nước dưới 30 tuổi. Những tiềm năng để phát triển kinh tế một khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng là khá rõ ràng.
Trong nhiều khía cạnh, không có quốc gia nào có thể so sánh trực tiếp với Iran vì quy mô kinh tế, cấu trúc chính trị và các biện pháp trừng phạt mà đất nước này phải chịu trong thời gian qua.
Vài năm tới, một số báo cáo đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế khá lạc quan cho Iran. Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến tăng trưởng GDP của Iran sẽ là 6,7% trong năm 2017, phần lớn có được là nhờ tăng sản lượng sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.