(Tin Nóng) Năm 2014, trong 5 nước mua vũ khí của Nga nhiều nhất thì Ấn Độ dẫn đầu, thứ nhì là Iraq, từ thứ 3 đến 5 là Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela.
|
Báo Kommersant (Nga) ngày 28.3 cho biết năm 2014 Nga xuất khẩu vũ khí đạt hơn 15,5 tỉ USD. Trong 5 thị trường nhập vũ khí Nga lớn nhất năm 2014, Ấn Độ dẫn đầu với tỉ trọng 28%, thứ nhì là Iraq (11%), rồi đến Trung Quốc (9%), Việt Nam (7%), và Venezuela (6%).
Năm 2014, Nga cung cấp cho Iraq các loại vũ khí gồm 9 chiếc tiêm kích Su-25, 12 hệ thống phòng không TOS-1A, 6 trực thăng tấn công Mi-28NE và 10 trực thăng Mi-35M. Ngoài ra Nga còn giao cho Iraq hệ thống phòng không Pantsir -S1. Tổng giá trị vũ khí Nga cung cấp cho Iraq năm 2014 ước đạt 1,7 tỉ USD.
Hồi tháng 2.2013, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Iraq, Abdul Qadir al-Mifardzhi từng nói rằng Iraq quan tâm đến hệ thống phòng không Tor-M2E, xe bọc thép chở quân BMP-3, tiêm kích Su-30MK2 và MiG-29M / M2, trực thăng Mi-17V5.
Trung Quốc trước đây nhập nhiều vũ khí Nga trong những năm 1999 - 2000, nay đang giảm dần, chỉ ở mức 1 - 2 tỉ USD/năm. Lý do là nước này đã tự chủ sản xuất vũ khí, chỉ mua linh kiện, phụ tùng từ Nga để bảo trì và sửa chữa các vũ khí đã mua trước đó.
Nhiều chuyên gia cho rằng Iraq mua nhiều vũ khí từ Nga là do Iraq muốn đa dạng hoá nguồn cung cấp vũ khí thay vì lệ thuộc vào vũ khí Mỹ vốn có hệ thống xét duyệt mua bán vũ khí cực phức tạp và quan liêu.
Nhận xét về việc Iraq tăng mua vũ khí từ Nga, ông Peter Wezeman của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thuỵ Điển) nói với báo Kommersant rằng vũ khí Mỹ rất đắt tiền với các nước, kể cả Nga; Iraq từng có kinh nghiệm sử dụng vũ khí Nga; và do Nga cũng như các nước có tiến độ giao vũ khí cho nước mua nhanh chóng hơn so với bộ máy xét duyệt xuất nhập khẩu vũ khí cồng kềnh và quan liêu như Mỹ.
Theo ông Wezeman, thời gian trung bình Mỹ cung cấp vũ khí cho khách hàng mất 18 tháng, trong trường hợp khẩn cấp là 6 tháng nhưng hiếm khi xảy ra. Các hợp đồng mua vũ khí Mỹ phải được Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng chấp thuận, và phải được các Uỷ ban của Thượng viện và Hạ viện về Vũ khí, Ngoại giao đồng ý. Và sau cùng là sự đồng ý của Đại sứ Mỹ tại nước mua hàng và chỉ huy quân sự Mỹ ở khu vực của nước đó. Ngoài ra, nước mua hàng còn phải đạt các tiêu chuẩn do Mỹ đưa ra về nhân quyền.
Tin Nóng
>> Nga - Trung Quốc chưa đạt được hợp đồng mua tiêm kích Su-35
>> Siêu' xe tăng Armata của Nga lộ diện
>> Kaliningrad, tiền đồn Nga giữa lòng NATO
>> Kinh tế khó khăn, Không quân Nga không mua nhiều tiêm kích thế hệ 5
>> Nga nâng cấp tiêm kích tàu sân bay Su-33 hoạt động thêm 10 năm
>> Nga giới thiệu chiến hạm Gepard 3.9 với ASEAN
>> Việt Nam đóng tiếp 4 tàu tên lửa Molnya (Nga), dùng động cơ Ukraine
>> Nga giao trễ 2 chiến hạm Gepard 3.9 cho Việt Nam từ 2017 - 2018
>> Nga xuất khẩu hệ thống phòng không Palma sang châu Á, Mỹ Latinh
>> Vũ khí Trung Quốc đấu vũ khí Trung Quốc
>> Năm 2014, Ả Rập Xê-út mua vũ khí nhiều nhất thế giới
Bình luận (0)