(TNO) Đến bất kỳ nơi nào ở quốc đảo Jamaica, người ta cũng nghe tiếng nhạc xập xình mở to ầm ĩ, mặc dù chính quyền Jamaica đã áp dụng nhiều quy định nhằm hạn chế điều này.
Tại thủ đô Kingston của Jamaica, các tài xế taxi mở nhạc lớn hết cỡ trên những chiếc taxi vẫn được ví là "những sàn nhảy lưu động", theo tin tức từ BBC ngày 27.9.
Ở nhiều thành phố trên thế giới, nhiều người sẽ cau có khi nghe tiếng nhạc quá lớn phát ra từ tai nghe của một ai đó. Nhưng ở Jamaica, không ai dùng tai nghe vì người dân Jamaica chỉ thích tận hưởng âm nhạc bằng loa với âm lượng mở lớn hết cỡ.
Gần đây, sau khi nhiều khách du lịch phàn nàn không ngủ được vì tiếng nhạc ầm ĩ thâu đêm suốt sáng, chính phủ Jamaica bắt đầu áp dụng quy định cấm chơi/mở nhạc sau 2 giờ sáng.
|
Đây không phải là lần đầu tiên Jamaica phải kiểm soát âm nhạc, theo BBC. Trong nhiều năm dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha và Anh, chính quyền đô hộ đã ra lệnh cấm chơi nhạc tại các khu vực trồng trọt vì lo ngại các nô lệ sử dụng tiếng trống để gửi thông điệp kêu gọi khởi nghĩa.
Theo BBC, 50 năm sau khi giành được độc lập vào năm 1962, âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và xã hội quốc đảo này. Đối với những người nghèo, âm nhạc là công cụ để “thoát nghèo” về mặt tinh thần.
m nhạc cũng có chỗ đứng nhất định trong chính trường Jamaica. Trong những cuộc bầu cử sau khi giành được độc lập, nhiều chính trị gia nước này ra tranh cử đã gửi thông điệp đến các cử tri bằng các bài hát, thậm chí một số chính trị gia còn tự viết lời bài hát.
Thập niên 1970, Jamaica chìm trong sâu trong nội chiến và nhiều người dân cho rằng các bài hát được sáng tác trong giai đoạn này đã góp phần chấm dứt cuộc nội chiến.
|
Ca sĩ huyền thoại của Jamaica, Bob Marley (1945 - 1981) có hát trong bài Trenchtown Rock nổi tiếng vào năm 1973: “Một điều tốt ở âm nhạc là khi âm nhạc đánh trúng bạn, bạn không cảm thấy đau".
Ba năm sau show diễn One Love Peace (tạm dịch: Một tình yêu hòa bình) của Marley năm 1978, cuộc nội chiến đẫm máu giữa các tay súng thuộc các đảng chính trị đối lập ở Jamaica kết thúc.
|
Cái chết của Marley vào năm 1981 đã để lại một khoảng trống lớn trong nền âm nhạc của Jamaica, theo BBC.
BBC cho biết thế hệ ca sĩ sau này không ai có thể hút hồn và ảnh hưởng lớn đến xã hội và chính trường như thời Marley vì âm nhạc của họ đa phần nhấn mạnh vào tình dục và bạo lực.
“m nhạc đã nâng tầm Jamaica trên vũ đài thế giới. Bất kỳ người dân Jamaica nào cũng tự hào về nền âm nhạc nước nhà”, BBC dẫn lời nhà sử học Jamiaca, ông Viv Adams.
Phúc Duy
>> Huyền thoại Bob Marley lên phim
>> Tổng thống Zimbabwe "chọc giận" dân Jamaica
>> Jamaica - thiên đường trăng mật ngọt ngào
>> Hoàng tử Harry nhảy nhót cùng người dân Jamaica
>> Bạo động tiếp tục leo thang ở Jamaica
>> Jamaica cấm phát sóng sex và bạo lực
Bình luận (0)