Tắc kè có khả năng di chuyển dễ dàng trên đất cũng như trên tường và trần nhà: chân của chúng bám dính bề mặt nhờ những sợi lông cực nhỏ ở các đầu ngón chân. Mỗi sợi lông với đường kính 5 micron được phủ bởi hàng trăm sợi lông nano với đường kính 200 nanomét (nhỏ gấp 250 lần một sợi tóc người). Loài động vật này có vô số những “giác mút” nano cho phép chúng bám dính vào bất cứ bề mặt nào.
Nhưng một khi xuống nước, tắc kè hầu như mất khả năng bám dính, như trường hợp các loại keo ở môi trường ẩm hoặc các loại băng cá nhân không còn bám dính sau khi thấm nước.
Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra sáng kiến sử dụng một loài động vật có khả năng bám dính dưới đáy nước: đó là loài vẹm. Khi phối hợp cả hai kỹ thuật, các kỹ sư đã chế tạo một vật liệu mới mang tên “geckel” có thể bám dính tốt dưới nước không kém như trên bề mặt khô và có thể tách ra dễ dàng mà vẫn giữ độ bám dính khi được sử dụng lại.
Geckel có thể dùng làm băng dính chịu nước, thay thế chỉ may vết thương và trong tương lai có thể ứng dụng trong ngành xây dựng.
Theo khoahoc.com.vn
Bình luận (0)