Các chuyên gia đến từ các trạm nghiên cứu thuộc Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ, cùng với các nhà khoa học thuộc Đại học Helsinki (Phần Lan) và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Thế giới ở Indonesia, đã phân tích hàm lượng carbon của 25 khu rừng ngập mặn có diện tích lớn ở nhiều nơi trên thế giới.
|
Nhóm nghiên cứu nhận thấy các khu rừng ngập mặn lưu giữ lượng carbon cao gấp 4 lần trên mỗi mẫu Anh (khoảng 0,4 héc-ta) so với hầu hết các khu rừng nhiệt đới khác trên thế giới.
Carbon là một thành phần của carbon dioxide, vốn được xem là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Vì thế với khả năng lưu giữ carbon của mình, rừng ngập mặn góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn tình trạng ấm dần lên toàn cầu.
Rừng ngập mặn có thể lưu giữ nhiều khí carbon một phần là nhờ vào vùng đất giàu chất hữu cơ mà cây cối tại đó phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, trên thực tế các khu rừng ngập mặn có nhiều carbon trong đất hơn phần lớn các khu rừng nhiệt đới có trong cả đất lẫn sinh khối gộp lại.
Quyên Quân
Bình luận (0)