Theo CNN, thành phố Fukuoka có cảnh startup vừa chớm nở. Là nhà của 1,5 triệu người, thành phố cảng này chòn đón 2.800 công ty mới vào năm ngoái, phát triển mọi thứ từ ứng dụng nhắn tin xã hội đến công cụ quản lý công việc. Fukuoka có tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp khởi nghiệp 7% mỗi năm, mức cao nhất trong số 21 thành phố lớn quốc gia Đông Á. Số lượng các hãng startup không phải là yếu tố duy nhất đi lên.
Trong quốc gia mà hầu hết khu vực đang có dân số già và giảm đi, Fukuoka chứng kiến tình hình ngược lại. Từ tháng 10.2010 đến năm 2015, thành phố biển có số dân trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 29 tăng 19,5%. Thị trưởng trẻ nhất trong lịch sử Fukuoka là ông Soichiro Takashima, năm nay 42 tuổi, là nhân tố chính đứng sau tham vọng trở thành trung tâm khởi nghiệp của đô thị. Ông Takashima chỉ 36 tuổi khi ông nhậm chức.
“Chúng tôi không thể tùy biến. Chúng tôi muốn tạo ra kỷ nguyên mới”, ông Takashima nói với hãng tin Mỹ. Lúc này, văn hóa khởi nghiệp Nhật Bản chỉ chiếm 4% các doanh nghiệp nước này. Theo ông Takashima, thực trạng trên xảy ra là vì mức thuế doanh nghiệp cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và ít ưu đãi cho đầu tư nước ngoài.
Kế hoạch thay đổi ở Fukuoka khởi động từ năm 2012 khi ông Takashima công bố chương trình mới khuyến khích kinh doanh. Chính quyền Fukuoka từ đó sắp xếp lại bộ máy quản lý cấp phép, giảm thuế cho doanh nghiệp mới và tạo điều kiện để công ty thuê tuyển người nước ngoài với Startup Visa chuyên dụng.
|
Đà đi lên của Fukuoka có thể được chứng kiến thông qua sự gia tăng trong không gian hợp tác coworking. Đơn cử, Startup Cafe trong Tsutaya Bookstore là trung tâm trong tầm nhìn của thị trưởng. Không gian này có nhiều bàn gỗ công cộng, ấm áp nhằm cung cấp cho giới doanh nhân mọi thứ họ cần.
Ngoài wifi, khách đến đây có thể tiếp cận với nhóm hướng dẫn riêng. Nhân viên biết nhiều ngôn ngữ của quán thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí về nhiều chủ đề như mô hình kinh doanh, tạo mẫu, hỗ trợ pháp lý, gọi vốn và hỗ trợ thị thực. Startup Café cung cấp hơn 2.000 sự kiện, hội thảo và buổi tham vấn startup từ khi mở cửa vào năm 2014.
“Khi bạn muốn khởi nghiệp, bạn có thể đến đây. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên về cách xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính”, nhà đồng sáng lập Thomas Pouplin của nền tảng Ikkai nói.
Theo Khảo sát Việc làm Startup 2012, có 12,3% người trong độ tuổi từ 25 đến 34 ở Fukuoka bày tỏ sự quan tâm dành cho khởi nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số 21 thành phố lớn được khảo sát ở Nhật Bản.
|
Vài startup đã cất cánh từ đây, chẳng hạn như Line - ứng dụng nhắn tin có hơn 700 triệu người dùng trên toàn cầu và phổ biến ở châu Á. Nulab, bộ phần mềm ứng dụng cho phép cộng tác nhóm làm các dự án online với 2 triệu người dùng trên thế giới, cũng bắt nguồn từ đây.
“Ở Tokyo và Osaka, mọi người bắt đầu doanh nghiệp theo mô hình từ trên xuống”, CEO Nulab Masanori Hashimoto cho biết. Song Fukuoka không có môi trường kinh doanh phân cấp mạnh mẽ và điều này khiến việc tạo kết nối, hợp tác phát triển ý tưởng và thu hút nhân tài dễ dàng hơn, Hashimoto nói thêm.
Tính đáng sống cũng là yếu tố quan trọng dành cho một trung tâm startup, ông Takashima chia sẻ. “Seattle là thành phố đầu tiên gợi cảm hứng cho tôi. Tôi tự hỏi vì sao các doanh nghiệp lớn như Amazon, Costco, Starbucks và Microsoft sinh ra ở một đô thị xa thủ đô. Tôi nghĩ Fukuoka có rất nhiều điểm chung với Seattle”, thị trưởng thành phố cho biết.
Fukuoka xếp hạng bảy thế giới trong bảng xếp hạng các đô thị đáng sống nhất của tạp chí Monocle năm nay nhờ mức tiếp cận với thiên nhiên, giao thông, giá thuê phải chăng và lựa chọn ẩm thực. Từ khu vực này, chỉ mất quãng đường ngắn để đến suối nước nóng, các bãi biển và núi và môi trường sống thì ít căng thẳng hơn nhiều so với Tokyo.
tin liên quan
Ấn Độ nhờ Thung lũng Silicon giải quyết tình trạng thiếu nữ giớiẤn Độ muốn những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon giúp họ giải quyết một vấn đề ít gặp: Đất nước có quá nhiều nam giới, ít phụ nữ.
Bình luận (0)