Nhạc thính phòng có từ hàng trăm năm trước thời trung cổ ở châu Âu khi các buổi biểu diễn được tổ chức trong các phòng hòa nhạc nhỏ của các cung điện. Không gian này không đủ lớn để chứa đầy đủ cả một dàn nhạc mà người ta thường thấy tại các địa điểm dành cho các sự kiện âm nhạc. Kích thước nhỏ của không gian đó tạo ra bầu không khí thoải mái, gần gũi hơn khiến nhạc thính phòng còn được gọi là "âm nhạc của những người bạn".
Dù được chơi tại nhà riêng bởi các nhạc sĩ nghiệp dư hay trên những sân khấu lớn nhất thế giới, nhạc thính phòng vẫn giữ được phong cách vui tươi, thoải mái phù hợp với một căn phòng tràn ngập niềm vui không quá phô trương.
Qua nhiều thế kỷ, nhạc thính phòng đã thay đổi và phát triển để không chỉ phù hợp với sở thích phổ biến của khán giả và nhạc sĩ đương thời mà còn kết hợp những tiến bộ mới trong nhạc cụ và âm học.
Đêm nhạc thính phòng tại Nhà hát TP.HCM tối 16.4 kết hợp các tác phẩm của nhiều nhà soạn nhạc ở những thời kỳ khác nhau, phản ánh một số cách tiếp cận khác nhau đối với âm nhạc thính phòng và cách nắm bắt điệu thức, chủ đề và phong cách khác nhau trong thể loại nhạc cổ điển. Với lợi thế dễ điều chỉnh, nhạc thính phòng cho phép tạo nên đa dạng về cá tính và khơi gợi trí cảm xúc, tưởng tượng mạnh mẽ từ một số lượng nhạc cụ nhất định.
Bên cạnh những nghệ sĩ xuất sắc của của Dàn nhạc Giao hưởng HBSO như Tăng Thành Nam, Hoàng Ngọc Anh Quân, Đoàn Huy An..., đêm nhạc có sự tham gia của 2 nghệ sĩ opera VN tài năng: Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác cùng 2 nghệ sĩ khách mời: NSƯT Dương Minh Chính (violin) và Ju Sun Young (piano), dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Các tác phẩm trong đêm nhạc lần này sẽ giới thiệu vẻ đẹp tinh tế, cô đọng của âm nhạc thính phòng và cũng cho thấy lý do tại sao nó sẽ tiếp tục được yêu mến lâu dài
HBSO
Vào 22.4, Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn (Saigon Classical) tổ chức chương trình hòa nhạc Piano Duets & Concertos, giới thiệu và trình diễn các tác phẩm song tấu trên đàn piano (1 và 2 đàn), diễn ra lúc 19 giờ tại Trung tâm Văn học Nghệ thuật, 81 Trần Quốc Thảo, Q. 3, TP.HCM.
Diễn đôi là một truyền thống đủ lâu đời trong thế giới biểu diễn cổ điển, khởi đầu từ thế kỷ 18, nhằm mang "dàn nhạc" về nhà - khi thu âm và bản thu chưa xuất hiện. Sự thăng hoa cảm xúc đến khi người diễn như nhập thành một thể trên cùng một (piano 4 tay) hay ở hai cây dương cầm đặt cạnh (sonata cho 2 piano).
Với đêm hòa nhạc này, Saigon Classical sẽ mang đến những tác phẩm nổi tiếng viết cho piano 4 tay, cũng như những tác phẩm piano concerto chuyển soạn lại cho 2 piano, mà trong đó phần dàn nhạc giao hưởng được chuyển soạn lại cho piano. Khán giả sẽ được thưởng thức những "tiểu kỳ quan âm thanh" của W. A. Mozart, S. Rachmaninoff, Camille Saint-Saëns, R. Schumann, Tchaikovsky…
Bình luận (0)