Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm

27/12/2015 09:56 GMT+7

Bạn có sẵn sàng chi ra 2 triệu USD để sở hữu một album duy nhất của nhóm nhạc rap có ảnh hưởng nhất mọi thời đại… để rồi chỉ có thể nghe ở nhà chứ không thể chia sẻ chứ đừng nói đến chuyện kinh doanh?

Bạn có sẵn sàng chi ra 2 triệu USD để sở hữu một album duy nhất của nhóm nhạc rap có ảnh hưởng nhất mọi thời đại… để rồi chỉ có thể nghe ở nhà chứ không thể chia sẻ chứ đừng nói đến chuyện kinh doanh?

Bởi giao kèo này có một điều kiện… chưa từng nghe đến trong ngành ghi âm thế giới: album chỉ được phát ra cho công chúng sau 88 năm nằm im trong bộ sưu tập của người bỏ giá cao nhất trong cuộc bán đấu giá.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 1
Đó là album Once upon a time in Shaolin (tạm dịch: Ngày xửa ngày xưa ở Shaolin) của nhóm nhạc Wu-Tang Clan xuất thân từ đảo Staten (New York, Mỹ) thường được gọi là Shaolin năm 1992. Album được mô tả là “một kiệt tác điêu khắc âm thanh” được nâng niu trong chiếc hộp bạc niken khắc bằng tay đi kèm một cuốn sổ 174 trang bao gồm lời bài hát cùng những câu chuyện hậu trường, được in trên giấy da Fedrigoni Marina mạ vàng và bọc bằng da bởi một bậc thầy đóng sách.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 2
Được sách Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là album có giá trị nhất còn tồn tại, Once upon a time in Shaolin đánh bại những đỉnh cao về album đắt giá của huyền thoại Elvis Presley và nhóm The Quarrymen (tiền nhóm của tứ quái The Beatles). Album này gồm 31 ca khúc, kéo dài 128 phút, mà nhóm này ghi âm từ năm 2007 đến 2014 ngay tại quê hương Staten, “đánh dấu không chỉ cuộc trở về Shaolin, về mặt địa lý mà còn là hành trình hồi hương qua âm nhạc” theo chia sẻ của thủ lĩnh RZA.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 3
Ngay từ đầu năm 2015, người hâm mộ nhóm nhạc gồm 9 thành viên của dòng hip hop bờ Đông nước Mỹ khai sinh ở New York đã bắt đầu xôn xao khi thông tin về album độc nhất vô nhị rò rỉ. Nhưng rồi họ đều bàng hoàng và thậm chí phản ứng tiêu cực khi biết rằng họ sẽ không được nghe album này trừ khi có đủ tiền để được gọi tên tại cuộc đấu giá vào đầu tháng 3.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 4
Thế nhưng sau khi album này được bán thì câu chuyện pháp lý còn kéo dài đến tận cuối tháng 8 bởi đây là một hợp đồng chưa có tiền lệ. Và đến tháng 12 này, tạp chí Bloomberg Businessweek mới xác định được danh tính của người sở hữu. Đó là nhà đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm MSMB Capital Management - ông Martin Shkreli. Một ông chủ xứng tầm với mức độ gây tranh cãi của thương vụ này bởi Shkreli chính là người mua đứt thuốc chữa bệnh AIDS Daraprim rồi nâng giá bán từ 13,5 USD lên tận 750 USD/viên.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 5
Thôi thì hãy để Shkreli một mình tận hưởng Once upon a time in Shaolin đến tận… năm 2103. Còn người hâm mộ nhóm nhạc thì cũng nên quên luôn album này đi bởi chắc cũng ít người đợi được đến đó. Chỉ con cháu họ và những trẻ em của ngày hôm nay sẽ là những người được hưởng lợi lớn nhất từ phi vụ này bởi nhóm Wu-Tang Clan dành phần lớn số tiền thu được từ nhà tài phiệt cho các chương trình từ thiện vì trẻ em.
Khi âm thanh bị chôn vùi 88 năm 9
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.