Con "khỉ lai" giống cái có vẻ ngoài hiếm thấy lần đầu tiên thu hút sự chú ý vào năm 2017, khi những bức ảnh chụp nó dọc theo sông Kinabatangan ở bang Sabah của Malaysia được đăng tải lên các nhóm chụp ảnh động vật hoang dã trên mạng xã hội, theo báo The Guardian.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các bức ảnh khác nhau chụp con vật, xem xét màu sắc và tỷ lệ của nó, và kết luận rằng nó có khả năng là con của một con khỉ mũi vòi đực (danh pháp khoa học: Nasalis larvatus) và một con voọc bạc cái (Trachypithecus cristatus).
Từ trái qua: một con voọc bạc cái, con "khỉ lai" bí ẩn đang ôm con con, và một con khỉ mũi vòi đực |
Nicole Lee/Robert Harding/Nature Picture Library/Alamy |
Họ quan sát thấy khuôn mặt của con "khỉ lai" giống với khỉ mũi vòi hơn là voọc bạc, mặc dù mũi của nó tuy nổi bật nhưng không dài bằng khỉ mũi vòi và da của nó có màu xám. Lông của nó dài và rậm giống như voọc bạc, mặc dù nó không có bờm bên như thường thấy ở loài này, và màu sắc của nó cho thấy những hoa văn đặc trưng của một con khỉ mũi vòi.
Các nhà quan sát động vật hoang dã nói rằng họ đã nhìn thấy các nhóm linh trưởng gồm nhiều loài khác nhau tại khu vực và sự giao phối giữa các loài cụ thể đã được chụp ảnh.
Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp "khỉ lai" này có thể liên quan đến việc môi trường sống của động vật biến mất hoặc bị chia cắt do sự mở rộng của các đồn điền cọ dầu, khiến "cha" và "mẹ" giả định của con vật bí ẩn "bị nhốt" trong các cánh rừng chật hẹp nằm rải rác ven sông Kinabatangan.
Bà Nadine Ruppert, nhà linh trưởng học, giảng viên cao cấp tại Đại học Sains Malaysia, đồng tác giả của một nghiên cứu về con "khỉ lai" này, cho biết giao phối giữa hai loài khác nhau có thể diễn ra nếu các con vật chung sống trong không gian hạn chế. Dù vậy, bà lưu ý rằng cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận về trường hợp "khỉ lai".
Bất ngờ khỉ bị thương tự tìm bác sĩ điều trị |
"Môi trường sống biến mất hoặc bị chia cắt nói chung luôn là mối đe dọa đối với các quần thể động vật hoang dã và cần phải giảm thiểu hoặc tránh để xảy ra tình trạng này", bà Ruppert nói.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy độ che phủ rừng tại khu vực đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây: Sabah mất 39,5% diện tích rừng từ năm 1973 đến năm 2010.
Con "khỉ lai" giờ đã trưởng thành và được chụp ảnh lần cuối vào tháng 9.2020 với một con sơ sinh.
Bình luận (0)