(TNO) HLV Miura đã làm quên đi rất nhanh lối đá mềm mại giàu kỹ thuật của tuyển U.23 Việt Nam và không có nhiều cầu thủ U.19 lấy suất ở tuyển không hẳn vì còn non kém.
|
Rất nhiều chuyên gia bóng đá Việt Nam đã lên tiếng chê bai lối đá chém đinh chặt sắt của các đội tuyển quốc gia dưới thời HLV Miura, đặc biệt sau trận thua Thái Lan 0-1 ở vòng loại World Cup 2018.
Người ta có nhiều lý do để lo ngại việc hai đội tuyển có chung một giáo án huấn luyện của ông thầy Nhật dễ gây nên hiệu ứng về lối chơi xấu xí ảnh hưởng đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam tại SEA Games sắp tới.
Thế nhưng ông Miura vẫn rất cứng cỏi bảo vệ quan điểm của mình và khẳng định sẽ không thay đổi triết lý bóng đá. Ông nói thẳng mình không quan tâm đến những góp ý lẫn phản biện, chỉ trích bởi ông tin vào các ứng dụng chiến thuật của mình cho đội tuyển U.23 Việt Nam tùy đối tượng khác nhau.
Không khó để nhìn ra cách xây dựng đội tuyển của HLV Miura xuyên suốt ở các giải đấu thường là bài phòng ngự chặt, phản công nhanh mà ông từng gây bất ngờ cho các đội mạnh hơn ở Asiad. Tuy nhiên, hầu hết các đồng nghiệp của ông Miura nhận định, những mảng miếng chiến thuật trên đội tuyển còn mờ nhân ảnh, chủ yếu là sử dụng cầu thủ cơ bắp để thủ chặt không thua trước khi nghĩ đến cách thắng.
Tại sân chơi SEA Games lần này, cứ nhìn vào cách tuyển chọn và nhào nặn cầu thủ trên tuyển U.23 Việt Nam theo kiểu lực sĩ thay cho nghệ sĩ tính thì rõ hơn chủ ý của ông Miura.
Người ta có nhiều lý do để lo ngại việc hai đội tuyển có chung một giáo án huấn luyện của ông thầy Nhật dễ gây nên hiệu ứng về lối chơi xấu xí ảnh hưởng đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam tại SEA Games sắp tới.
Thế nhưng ông Miura vẫn rất cứng cỏi bảo vệ quan điểm của mình và khẳng định sẽ không thay đổi triết lý bóng đá. Ông nói thẳng mình không quan tâm đến những góp ý lẫn phản biện, chỉ trích bởi ông tin vào các ứng dụng chiến thuật của mình cho đội tuyển U.23 Việt Nam tùy đối tượng khác nhau.
Không khó để nhìn ra cách xây dựng đội tuyển của HLV Miura xuyên suốt ở các giải đấu thường là bài phòng ngự chặt, phản công nhanh mà ông từng gây bất ngờ cho các đội mạnh hơn ở Asiad. Tuy nhiên, hầu hết các đồng nghiệp của ông Miura nhận định, những mảng miếng chiến thuật trên đội tuyển còn mờ nhân ảnh, chủ yếu là sử dụng cầu thủ cơ bắp để thủ chặt không thua trước khi nghĩ đến cách thắng.
Tại sân chơi SEA Games lần này, cứ nhìn vào cách tuyển chọn và nhào nặn cầu thủ trên tuyển U.23 Việt Nam theo kiểu lực sĩ thay cho nghệ sĩ tính thì rõ hơn chủ ý của ông Miura.
Tuyển U.23 Việt Nam (áo đỏ) đã gặp khó khăn trong suốt hiệp 1 trận đấu với Brunei, thế nhưng khi HLV Miura tung Công Phượng (thuộc CLB HAGL) vào sân trong hiệp 2, U.23 Việt Nam hoàn toàn lột xác - Ảnh: Khả Hòa
|
Nếu như ở lần tập trung đầu tiên chuẩn bị vòng loại U.23 châu Á, ông thầy người Nhật cho gọi đến chín cầu thủ trẻ của Học viện HAGL Arsenal lên tuyển thì lần này chỉ có 6 và giữ lại 2 (trừ hai thủ môn).
HLV Miura không hề ác cảm với họ nhưng rõ ràng quan điểm về lối chơi của ông Miura và cách chọn lựa con người thiên về sức mạnh hơn kỹ thuật khiến cho “lò” đào tạo của HAGL không có đất diễn. Những cầu thủ Hồng Duy, Văn Sơn, Đức Lương, Thanh Tùng, Tuấn Anh, Xuân Trường,… nếu không chấn thương thì cũng khó lòng lọt vào mắt xanh của ông Miura luôn cầu toàn về khả năng tranh chấp và thiên về phòng ngự.
Đấy là lý do khiến cho một bộ phận giới hâm mộ bóng đá Việt Nam luyến tiếc hoài niệm về lối chơi nghệ thuật của đội U.19 năm ngoái dẫu có thể thua vẫn đọng lại nhiều dấu ấn đẹp của nghệ sĩ trên sàn diễn.
Bình luận (0)