Đạo Cao Đài Tây Ninh do người Việt sáng lập từ giữa thập niên 20 của thế kỷ trước. Từ khi ra đời, có rất đông tín đồ ở nhiều địa phương khác về đây làm công quả, xây dựng Tổ đình Đền Thánh và các Tòa nhà cơ quan hành chính đạo trong Nội ô Tòa Thánh.
|
tin liên quan
Sài Gòn xóm - Kỳ 1: 'Vùng cấm' Cống Bà Xếp và giai thoại Điền Khắc KimHọ đến làm việc hằng ngày mà không nhận bất cứ vật chất gì ngoài 2 bữa cơm chay (gồm cơm và các món ăn đơn giản từ thực vật). Chính vì thế, ngay từ lúc khai đạo, Hội thánh đã cho thành lập Ban nấu ăn để phục vụ người đến làm công quả. Đây là tiền thân của Ban nấu ăn Trai đường ngày nay.
Ăn chay theo phẩm vị
Trai đường gồm những dãy nhà ăn dành cho người làm công quả xây dựng từ những năm 1929 - 1930 và luôn được trùng tu. Đến năm 1991, Trai đường xây dựng lại hoàn hảo và chắc chắn như hiện nay.
Ăn chay là một trong những điều cơ bản của tín đồ đạo Cao Đài, với ý nghĩa để giảm bớt sát sinh, diệt dần tạp niệm, kêu gọi lòng thương yêu vạn vật, tiến dần đến điều thiện, thực hành bác ái đại đồng, vị tha không vị kỷ. Giáo lý đơn thuần của đạo Cao Đài vẫn luôn khuyến khích đạo hữu nên tăng dần số ngày ăn chay trong mỗi tháng, hướng tới ăn chay tất cả các ngày trong năm (còn gọi là Trường trai).
|
tin liên quan
'Hiệp sĩ' đường phố: 'Tôi giải nghệ để lo cho gia đình!'Giáo hữu Ngọc Ghi Thanh, Chánh quản Văn phòng Lương viện Tòa Thánh Tây Ninh cho biết: “Theo quy định thì tùy theo phẩm vị mà ăn chay ít hay nhiều ngày trong tháng. Cụ thể, phải ăn chay ít nhất 6 - 10 ngày/tháng đối với người Chức việc và Đạo hữu thông thường. Còn đối với Chức sắc cao cấp buộc phải Trường trai”.
Bữa cơm 7 tấn gạo và nét đẹp ẩm thực
Giáo hữu Ngọc Ghi Thanh cho hay: “Bình thường mỗi ngày Trai đường phục vụ từ 400 - 600 xuất cơm cho các giáo hữu làm công quả và khách thập phương, có cả học sinh những người khó khăn, lỡ đường vào dùng. Riêng hằng năm, vào ngày 15.8 âm lịch, chúng tôi đều phải xuất kho từ 6,5 - 7 tấn gạo để phục vụ khách thập phương”.
|
Cứ mỗi ngày 2 buổi (sáng 11 giờ và chiều 17 giờ), Trai đường đồng loạt tiếp đón mọi người đến dùng cơm chay. Không chỉ có các Đạo hữu, Chức viên, Chức sắc mà còn có cả học sinh, sinh viên, những người khó khăn, lỡ đường, lỡ bữa ghé ăn.
Ban nấu ăn làm việc từ lúc 8 giờ sáng và 14 giờ chiều. Họ phải cử người đến kho lương nhận gạo về nấu; cử người tiếp nhận các loại rau củ, nhu yếu phẩm do tín hữu từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh mang vào cúng hiến đem về để nấu món ăn chay.
|
Để có lương thực phục vụ chúng sanh, Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh còn cho xây dựng cả nhà máy xay xát lúa gạo và dành 20ha để trồng lúa (cũng do người làm công quả lao động).
tin liên quan
Tìm đến gánh cơm chay nức tiếng Hội An nơi chỉ có dân địa phương mới biếtVào những ngày đại lễ trong năm (các ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng; 13, 14, 15 tháng 8 âm lịch hằng năm…) Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tổ chức Đại lễ kỷ niệm Hội Yến Diêu Trì Cung. Những ngày này Trai đường “mở chảo” nấu ăn suốt ngày để phục vụ “Nhơn sanh” từ nhiều tỉnh thành trên toàn quốc về bái lễ.
Cũng trong những ngày này, không khí ở Tòa thánh hết sức nhộn nhịp. Đồng đạo và khách thập phương tấp nập đến cúng hiến lương thực và thực phẩm. Công việc ở Trai đường rất bề bộn, ngoại trừ một số ít người làm công quả có “biên chế” do Lương viện quản lý điều hành, đa số bà con bổn đạo từ khắp nơi cũng vào giúp việc đông đến hàng trăm.
“Họ tự ý thức giúp nhau hoàn thành công việc một cách ăn ý hoàn hảo như được huấn luyện trước đó. Mọi việc bao giờ cũng suôn sẻ nhịp nhàng trong không khí vui vẻ với tinh thần đoàn kết đầy trách nhiệm”, Giáo hữu Ngọc Ghi Thanh chia sẻ .
Nhiều người nghĩ cơm chay thì đơn điệu nhưng qua bàn tay khéo léo của Ban nấu ăn Trai đường, những rau củ quả và thực phẩm của tín đồ mang đến được chế biến thành nhiều món ngon. Như chuối cây (được mang về từ núi Bà Đen) có thể làm gỏi, nấu canh chua, xào với nghệ hay chấm sống với tương hột ăn vào thấy đậm đà khó quên. Thực đơn những bữa cơm ở Trai đường hầu như không trùng nhau. Món mặn chủ đạo thường vẫn là muối sả và mắm sắc. Ngoài ra còn canh, rau, món xào thì thay đổi liên tục. Cũng bầu cũng bí, cũng rau muống, bắp chuối nhưng mỗi bữa cơm đều có mỗi cách chế biến khác nhau.
|
Bình luận (0)