img
‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 1.

Theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu như: ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đạt tốc độ tăng 20 - 25% hằng năm…

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang được lưu hành; 32,77 triệu ví điện tử đang hoạt động.

Có thể khẳng định, tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người dân Việt Nam chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của người Việt, cách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoặc rộng hơn là tiếp cận các kênh đầu tư tài chính vẫn còn hạn chế.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 2.

Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận, truyền thông giáo dục tài chính trở thành trụ cột không thể thiếu nhằm đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn với đông đảo người dân. Trong bối cảnh hiểu biết tài chính của người dân Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, tội phạm mạng và các hình thức lừa đảo liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng, truyền thông giáo dục tài chính cho người dân lại càng trở nên cấp thiết.

Việc này góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro cho xã hội, từ đó thúc đẩy TTKDTM và hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 3.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 4.

Theo bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước), nhiệm vụ của truyền thông giáo dục tài chính là để "không ai bị bỏ lại phía sau trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính", nâng cao nhận thức của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đẩy lùi tín dụng đen.

Về những hành động cụ thể, bà Sen thông tin, Ngân hàng Nhà nước đã và đang phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình gameshow "Tiền khéo tiền khôn", chương trình "Đồng tiền thông thái" trong chuyên mục Chào buổi sáng; chương trình "Tay hòm chìa khóa" - sử dụng đồ họa trực quan thông tin và hình ảnh hóa các quy trình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, TTKDTM… Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng Fanpage Giáo dục tài chính.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 5.

Thông qua các chương trình truyền thông, nhận thức, thói quen của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã thay đổi rõ nét, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy TTKDTM và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia…

"Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới, sáng tạo cách thức truyền thông, đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội, trên Fanpage Giáo dục tài chính, đặc biệt là xây dựng website về giáo dục tài chính với những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về tài chính - ngân hàng, trong đó có các dịch vụ TTKDTM hiện đại, qua đó lan tỏa kiến thức tài chính - ngân hàng tới cộng đồng", Vụ trưởng Vụ Truyền thông nhấn mạnh.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 6.
‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 7.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 8.

Thời gian qua, hưởng ứng tinh thần quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng chủ động, tích cực tham gia truyền thông phổ cập giáo dục tài chính cho cộng đồng, hướng đến tài chính bền vững, điển hình như câu chuyện tại BIDV.

BIDV đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông thương hiệu để giáo dục tài chính cá nhân theo chủ trương, định hướng của Ngân hàng Nhà nước như: "Tiền khéo tiền khôn" (2017 - 2022), "Đồng tiền thông thái" (2019 - nay), cuộc thi "Hiểu biết về tài chính", chương trình hoạt hình "Tay hòm chìa khóa" (2021), chương trình giáo dục tài chính trên truyền hình Mr. Money (2024) …

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 9.

Nhà băng này còn chủ động xây dựng chuỗi các bài viết giáo dục tài chính cá nhân truyền thông đa kênh gồm website BIDV và các hiện diện truyền thông mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo, Linkedin YouTube).

Đáng chú ý, trong hành trình thực thi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, BIDV đã trở thành đơn vị đồng hành chiến lược của chương trình The Moneyverse (Vũ trụ đồng tiền) do Thời báo VTV - Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

Đây là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên tại Việt Nam về giáo dục tài chính kết hợp giải trí dành cho sinh viên chính thức lên sóng VTV3 từ ngày 29.9. Tham gia chương trình, hơn 15.000 sinh viên thuộc 27 trường đại học trên cả nước được thể hiện tài năng, sự tự tin và khả năng ứng biến linh hoạt trong các thử thách xoay quanh 5 hành tinh gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền - Tích lũy - Đầu tư - Bảo toàn.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 10.

Đáng chú ý, trong mỗi tập thi, "Vũ trụ đồng tiền" đem đến một chủ đề tranh luận là các vấn đề được nhiều người quan tâm như GDP, lạm phát... Từ đó, khán giả sẽ có thêm bức tranh tổng quan về tài chính, cập nhật kịp thời các chủ đề "nóng", đúc kết kinh nghiệm để tìm ra nhiều phương pháp giải quyết các vấn đề bản thân đã, đang và sẽ gặp phải liên quan đến đầu tư, tài chính cá nhân.

Ngay từ tập đầu lên sóng, chương trình nhanh chóng "thống lĩnh" top 1 rating tại các thị trường lớn. Theo số liệu rating được trích xuất trong hệ thống Kantar Media, "Vũ trụ đồng tiền" là chương trình đứng top 1 rating toàn quốc và tại thị trường Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng trong khung giờ từ 14 - 17 giờ.

Đến nay, chương trình đã phát sóng 8 tập, đi qua nhiều chủ đề như: Khởi nguyên thu nhập (GDP, thu nhập), Quỹ đạo chi tiêu (lạm phát, quản lý chi tiêu), Tinh vân tiết kiệm (lãi suất, tích lũy), Ngân hà đầu tư (quản trị rủi ro, đầu tư dài hạn), Hố đen rủi ro (đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản), Chòm sao đòn bẩy (tín dụng đen, khả năng trả nợ) và Hành tinh số (tài sản số) và Hành tinh sinh đôi (ESG, phát triển bền vững). Theo số liệu đo lường trong tháng 10, "Vũ trụ đồng tiền" là chương trình thuộc top 10 chương trình truyền hình được quan tâm nhất trên mạng xã hội.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 11.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, "Vũ trụ đồng tiền" là sân chơi bổ ích dành cho các bạn trẻ đam mê đầu tư và lĩnh vực tài chính kinh tế.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cố vấn cho chương trình: "Với tính sáng tạo, phù hợp với giới trẻ, chương trình nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các trường đại học, các nhóm sinh viên, qua đó lan tỏa tinh thần chia sẻ tri thức, nhân lên giá trị mà các trường và giới trẻ đang hướng tới. Với những đặc điểm, cách làm của chương trình, khả năng góp sức lan tỏa tinh thần xanh hóa, số hóa là rất cao".

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính’- Ảnh 12.

Nhìn nhận đào tạo tài chính cá nhân càng sớm càng tốt, PGS-TS Đỗ Hoài Linh, thành viên Hội đồng chuyên môn chương trình, cho rằng: "Kiến thức được đào tạo sớm theo thời gian sẽ chuyển hóa thành sự thông thái, tích hợp với trải nghiệm thì sự thông thái đó sẽ làm cho mỗi cá nhân có thể làm chủ đồng tiền. Đó là chìa khóa giúp giới trẻ mở cánh cửa kiến thức tài chính cá nhân".

BIDV
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.