Về biên độ điều chỉnh, để tăng giảm trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới, thay vì 3 mức 7%, 12% và trên 12% theo NĐ 84 hiện nay, Bộ CT đề xuất thay bằng các mức nhỏ hơn, chẳng hạn 3%, 5% và 7%. Hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành bằng con số cụ thể. Ví dụ như trong phạm vi đến 500 đồng/lít, kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán, trên 500 - 1.000 đồng/lít, kg thì để thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp quỹ bình ổn, trên 1.000 đồng/lít, kg thì phải có ý kiến của liên Bộ Tài chính (TC) - CT.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc sửa đổi NĐ 84 theo hướng trên vẫn không hợp lý vì chưa giải quyết được bài toán cơ chế định giá. Ông Long cho rằng với tình trạng doanh nghiệp vẫn độc quyền (riêng Petrolimex vẫn chiếm 48% thị phần), NĐ 84 sửa đổi vẫn không thể để doanh nghiệp tự định giá, dù là với biên độ nhỏ hơn hiện nay.
Về tần suất điều chỉnh giá, Bộ TC đề xuất 3 phương án chu kỳ tính giá cơ sở (10 ngày như hiện nay; 30 ngày để phù hợp với số ngày dự trữ lưu thông và 15 ngày để hài hòa giữa dự trữ lưu thông và tần suất điều chỉnh giá) và nghiêng về phương án 3. Còn theo Bộ CT, quy định thời gian giữa hai lần điều chỉnh thay vì do Chính phủ quy định, sẽ chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ quyết định để tăng tính linh hoạt.
Bộ TC cũng đề nghị tách bạch giá vốn cơ sở và lợi nhuận định mức, theo đó bổ sung khái niệm giá vốn cơ sở (bằng giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) với tỷ giá ngoại tệ + chi phí kinh doanh định mức + thuế bảo vệ môi trường + thuế giá trị gia tăng + quỹ bình ổn + các loại thuế và các khoản trích nộp). Giá cơ sở sẽ bằng giá vốn cơ sở cộng lợi nhuận định mức. Nhưng theo ông Long, giá xăng dầu hiện đã cõng quá nhiều loại thuế, phí, việc xem xét tính cần thiết của các yếu tố này để loại bỏ bớt gánh nặng cho giá cơ sở là cần thiết. Theo đó, có thể đưa quỹ bình ổn giá ra khỏi cơ cấu tính giá cơ sở. “Cơ cấu tính giá là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tính minh bạch và xác thực của các yếu tố này sẽ được công khai như thế nào”, ông Long nêu vấn đề.
Đáng chú ý, do NĐ 84 chưa quy định chế độ công khai thông tin về kết quả tính toán giá cơ sở, sử dụng quỹ bình ổn giá, chế độ kiểm toán thương nhân đầu mối, nên Bộ CT đề nghị quy định đăng tải công khai giá cơ sở trên trang điện tử của Bộ TC và thương nhân đầu mối, cũng như quy định chế độ, phương thức công khai giá cơ sở, cách tính giá cơ sở, trích lập quỹ bình ổn, kết quả kinh doanh xăng dầu của các đầu mối. Tuy nhiên, trong đánh giá về NĐ 84, nhiều vấn đề nổi cộm như chất lượng xăng dầu lại chưa được Bộ CT chỉ rõ, khi vẫn cho rằng “chất lượng xăng dầu, hoạt động đo lường xăng dầu, nhất là ở khâu đầu nguồn đã được kiểm soát tốt”.
M.H
>> Đề nghị Quốc hội giám sát làm rõ giá xăng dầu lỗ thật hay lỗ giả
>> Sử dụng quỹ bình ổn để không tăng giá xăng, dầu
>> Doanh nghiệp lại đề xuất tăng giá xăng dầu
>> Cách tính giá xăng: Bất cập nhưng vẫn phải chờ !
Bình luận (0)