|
L.T.H (22 tuổi) quê Bình Định là trường hợp đầu tiên được đưa vào cơ sở. Trong khoảng thời gian T.H được quản lý cai nghiện tại đây, công an Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và các đơn vị có liên quan lập tức vào cuộc phối hợp điều tra và xem xét lập hồ sơ, thủ tục để đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Việc quản lý T.H tại đây góp phần tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đảm bảo công tác quản lý đối tượng, tránh việc đối tượng rời khỏi TP trong khi các cơ quan có liên quan điều tra và tiến hành các thủ tục cần thiết. “Chỉ sau 4 ngày lưu trú tại đây, Công an quận Ngũ Hành Sơn đã có kết quả điều tra L.T.H tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và tiến hành di lý phục vụ các bước xử lý kế tiếp”, ông Thiều Đình Huệ, Gíam đốc Cơ sở quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, cho biết.
Một trường hợp khác là T.Q.N (23 tuổi) hiện đang tạm trú tại Đà Nẵng cũng bị công an vây bắt sau nhiều ngày theo dõi. Ngay sau khi test kết quả dương tính với ma túy, Q.N lập tức được đưa đến Cơ sở. Đây là đối tượng khá phức tạp, đã trải qua 2 đợt cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm 05-06 TP.Đà Nẵng từ tháng 2.2012 đến hết tháng 4.2014. Đến lần này, thay vì được giữ lại giáo dục tại địa phương, Q.N được chuyển thẳng đến Cơ sở quản lý trong khi chờ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Nếu như những lần trước, công tác quản lý kiểm soát Q.N gặp rất nhiều khó khăn vì đối tượng đi lại tự do, tiếp xúc với nhiều thành phần phức tạp, thì nay cơ quan chức năng chỉ mất khoảng 7 ngày để lập hồ sơ đưa đi cai.
Cơ sở quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định hiện đang phát huy hiệu quả, như một điểm trung chuyển an toàn đối với người sử dụng ma túy trên địa bàn TP.Đà Nẵng trong thời gian chờ phán quyết của tòa án. Hoặc họ sẽ được trả về giáo dục, quản lý tại địa phương, hoặc đưa đi cai nghiện bắt buộc, hoặc di lý phục vụ các bước điều tra, xử lý. Hiện đã có 14 đối tượng sử dụng ma túy trên địa bàn TP.Đà Nẵng được đưa vào đây quản lý, trong đó có 4 đối tượng nữ.
“Cứ đầu mỗi ngày, chúng tôi khám và chỉ định thuốc cho từng trường hợp. Đa phần họ đều hợp tác trong quá trình điều trị cắt cơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chăm sóc người nghiện nhiều năm liền, chúng tôi biết nhiều người trong số họ đã nghiện rất lâu và tái nghiện nhiều lần. Dù là nơi lưu trú tạm thời nhưng chúng tôi cũng làm hết khả năng của mình đó là giúp họ vượt qua cơn đói thuốc, và bằng nhiều cách khác nhau cải thiện sức khỏe cho họ”, y sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng y tế Trung tâm 05-06 chia sẻ.
An Dy
>> Hai ngày, cơ sở xã hội Bình Triệu tiếp nhận 152 người nghiện
>> Tổng lực đưa người nghiện đi cai
>> Nhiều người nghiện đã được đưa vào cơ sở Bình Triệu
>> TP.HCM đồng loạt ra quân đưa người nghiện đi cai
>> Sẽ nghiên cứu lập bệnh viện điều trị người nghiện
Bình luận (0)