Cả hai đều gián tiếp cáo buộc Nga, thậm chí cả Trung Quốc và Iran, đứng sau những cuộc tấn công. Đặc biệt là cả hai đều gắn những cáo buộc nói trên vào cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra trong năm nay ở Hà Lan và Na Uy. Nhưng họ không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.
Ở vào những thời trước, những cáo buộc như thế ngay lập tức có thể trở thành chuyện chính trị và ngoại giao tày đình trên thế giới, có thể nhanh chóng gây ra hậu quả tai hại cho quan hệ của hai nước này với các đối tác bị cáo buộc trực tiếp cũng như gián tiếp. Nhưng từ sau cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái ở Mỹ thì những chuyện như vậy không còn mới lạ và hiếm xảy ra. Những cáo buộc nói trên đâu có khác gì chính quyền Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống ở Mỹ: cũng nhằm vào Nga, cũng với mục đích thao túng bầu cử và cũng chẳng có chứng cứ và bằng chứng cụ thể nào.
Hà Lan và Na Uy hành xử như vậy phần vì trong tình trạng thần hồn nát thần tính, phần vì lợi dụng chuyện vừa xảy ra ở Mỹ để gây áp lực đối với Nga. Qua cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ có thể thấy thông tin giả lấn át thông tin thật và sự thật bị lấp liếm. Đấy là phương châm “đưa ra thông tin dẫu không đúng vẫn được lợi”. Cáo buộc kẻ khác như thế là cách tốt nhất để che giấu những bất cập và yếu kém của chính mình, dùng đối ngoại phục vụ đối nội và chuẩn bị sẵn lập luận để lý giải kết quả bầu cử không được như ý muốn của phe đang cầm quyền.
tin liên quan
Nga bị tố dính líu vụ tấn công mạng Na UyCơ quan tình báo Na Uy PST ngày 3.2 cho biết nhóm tin tặc APT 29 bị cáo buộc có quan hệ với chính phủ Nga đã tấn công mạng nhắm vào Bộ Ngoại giao, quân đội và các cơ quan khác ở Na Uy.
Bình luận (0)