Không khí ô nhiễm ở mức cao, thị trường xuất hiện ‘căn hộ thanh lọc không khí’

19/11/2019 08:00 GMT+7

Năm 2019, môi trường tại TP.HCM và Hà Nội ô nhiễm đến mức báo động. Chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) cán mức 200 - 300. Tình trạng ô nhiễm nguy hại khiến nhu cầu về căn hộ “thanh lọc không khí” bùng nổ.

Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

Giữa tháng 11, không khí Hà Nội ô nhiễm ở mức nguy hại trên toàn thành phố. Cụ thể, chỉ số không khí (AQI) ở điểm đo Nguyễn Văn Cừ lên tới 344 lúc 5 giờ ngày 12.11, tương đương mức cảnh báo cao nhất.
Cũng trong ngày 12.11, từ 6 - 7 giờ, hệ thống PAM Air cũng ghi nhận chỉ số AQI ở mức cao, điểm đo Nguyễn Chế Nghĩa (Hoàn Kiếm) 327; điểm đo Đê La Thành (Đống Đa) 326; điểm đo Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm) là 306. Lúc 9 giờ, hệ thống đo của Airvisual ghi nhận chỉ số AQI tại khu vực Hồ Tây là 317; tại GreenID (Cầu Giấy) là 245; tại Hàng Đậu 211.
Trong bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số trên 300 có cảnh báo nguy hại, tương đương với mức cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe, toàn bộ dân số trong khu vực điểm đo bị ảnh hưởng sức khỏe tới mức nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí tại TP.HCM và Hà Nội trong tình trạng đáng báo động

Ô nhiễm không khí tại TP.HCM và Hà Nội trong tình trạng đáng báo động

 

Tháng 11, không khí TP.HCM có khá hơn Hà Nội, nhưng chất lượng không khí vẫn ô nhiễm ở mức báo động. Các điểm quan trắc khác cũng cho thấy chỉ số AQI ở ngưỡng xấu.
Thực tế, từ sáng đến trưa 14.11, bầu trời TP.HCM bị bao phủ bởi lớp mù dày. AirVisual có thời điểm xếp TP.HCM đứng thứ 4 về ô nhiễm trong danh sách 90 thành phố mà website này thống kê. Trung tâm và các quận, huyện ở TP.HCM đều bị bao phủ bởi màu trắng đục từ sáng đến trưa 14.11.
Theo chuyên gia cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Nếu không khí có hàm lượng bụi mịn PM 2.5 cao thì người dân hít phải dễ mắc bệnh như hen suyễn, tim mạch, đột quỵ, thậm chí còn làm tăng nguy cơ ung thư.

Thị trường xuất hiện những dự án thanh lọc không khí, tốt cho sức khỏe

Không khí TP.HCM, Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng, khiến nhu cầu sở hữu nhà ở tại những dự án sở hữu diện tích cây xanh, mặt nước khổng lồ “tăng đột biến”. Theo chuyên gia cho biết: “Cây xanh được xem là lá phổi lọc không khí hữu hiệu nhất. Đặc biệt, khu vực có nhiều cây xanh sẽ rất giàu ion âm tốt có khả năng trung hòa các ion dương hại sức khỏe có nhiều trong không khí”.
Sunshine City Sài Gòn được bao quanh bởi diện tích cây xanh và mặt nước lớn

Sunshine City Sài Gòn được bao quanh bởi diện tích cây xanh và mặt nước lớn

Tại TP.HCM, dự án “Homes Resort” - Sunshine City Sài Gòn tại Q.7 cũng được phát triển dưới mô hình khu phức hợp “thanh lọc không khí”. Theo chia sẻ từ chủ đầu tư, không khí tại Sunshine City Sài Gòn sẽ được thanh lọc qua 3 lớp tường xanh: Lớp 1 là diện tích cây xanh mặt nước khổng lồ tại tầng đế. Lớp 2 là hệ thống vườn treo quy mô trên mỗi tầng căn hộ. Lớp cuối cùng là hệ thống cây xanh, mặt nước bố trí dày đặc trên tầng thượng.
Tại khu vực tầng đế, Sunshine City Sài Gòn gồm 9 tòa tháp được xây trên một “ốc đảo” giữa hồ nhân tạo lớn bậc nhất khu Nam có diện tích mặt nước hơn 12.000 m2. Hồ nước bao quanh các dự án sâu từ 0,5 - 2 m. Quanh hồ, chủ đầu tư sẽ bố trí hệ thống đường dạo bộ, các khu tiện ích, vận động ngoài trời, chuỗi vườn hoa, cây xanh, giúp dự án luôn xanh mát như khu nghỉ dưỡng. Với cách thiết kế này, không gian mặt nước rộng sẽ được bố trí sát tận thềm mỗi tòa tháp.
Hệ thống cầu dạo bộ nối các tổ hợp bungalow tại Sunshine City Sài Gòn

Hệ thống cầu dạo bộ nối các tổ hợp bungalow tại Sunshine City Sài Gòn

Để biến các tòa tháp thành những “ốc đảo” resort, chủ đầu tư chi ra một số tiền lớn để phát triển hệ thống cầu dạo bộ nối các tổ hợp bungalow liên hoàn trên mặt hồ... Ngoài ra, Sunshine Group còn bố trí các thác nước quy mô nhằm tạo cảnh quan và làm dịu không khí nội khu dự án.
Khu resort được đầu tư gần 70 tiện ích đa dạng. Đa số các khu tiện ích ngoài trời đều được bố trí tại những không gian rộng thoáng ven hồ, đảm bảo bầu không khí mát mẻ và thoáng đãng.
Tuy nhiên, một dự án dù có sở hữu không gian xanh lớn như thế nào, thì cũng chỉ có những căn hộ phía ngoài có thể tiếp cận được bầu không khí trong lành. Còn những căn hộ bên trong vẫn còn bí khí. Vì vậy, chủ đầu tư đã hy sinh hàng chục căn hộ tại các tầng lẻ để làm các tổ hợp vườn cảnh nhiệt đới, đưa khí tươi đi lưu thông khắp cả tòa nhà.
Tại tầng trên cùng của dự án, chủ đầu tư cũng bố trí dày đặc diện tích cây xanh, mặt nước với các khu vườn nhiệt đới, hệ thống đường dạo bộ và vườn thiền chân mây, gần 10 hồ bơi vô cực…
Theo chủ đầu tư, diện tích cây xanh, mặt nước khổng lồ này sẽ giúp nhiệt độ tại dự án giảm 3-4 độ so với nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh. Tính toán sơ bộ, 12.000 m2 cây xanh và mặt nước sẽ có thể thanh lọc được gần 100 triệu lít không khí và tạo ra gần 100 triệu lít ô xy thanh khiết cho cư dân tại dự án.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.