Không nhất thiết quan tâm đến bản quyền truyền hình độc quyền?

23/01/2013 18:42 GMT+7

* IMG đã sở hữu bản quyền truyền hình Premier League tại Việt Nam như thế nào?(TNO) Khi các giám đốc Premier League họp bàn về việc bán bản quyền cho các hãng truyền hình như Setanta hoặc Sky, thì điều quan trọng nhất chỉ là làm sao bán cho "được giá". Họ không nhất thiết phải quan tâm đến chuyện Setanta hoặc Sky cấm nhau phát sóng giải Premier League...

* IMG đã sở hữu bản quyền truyền hình Premier League tại Việt Nam như thế nào?

(TNO) Khi các giám đốc Premier League họp bàn về việc bán bản quyền cho các hãng truyền hình như Setanta hoặc Sky, thì điều quan trọng nhất chỉ là làm sao bán cho "được giá". Họ không nhất thiết phải quan tâm đến chuyện Setanta hoặc Sky cấm nhau phát sóng giải Premier League...

>> Choáng" với bản quyền truyền hình Premier League ở Việt Nam
>> Bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh: Các đài VN quyết không mua giá cao
>> Chưa thống nhất vụ bản quyền truyền hình giải Anh

 
Có rất nhiều "gã khổng lồ" trong lĩnh vực truyền hình thể thao, giải trí trên khắp thế giới - Ảnh: Reuters

Có thể hiểu vấn đề một cách đơn giản: ai muốn phát sóng các trận đấu ở Premier League thì phải trả tiền mua bản quyền cho công ty FAPL Ltd. Sky đã trả tiền thì được phát sóng. Nơi khác nếu không trả tiền cho FAPL Ltd. thì vẫn có thể trả tiền cho Sky để mua lại bản quyền và phát sóng.

Có bao nhiêu "gã khổng lồ" trong lĩnh vực truyền hình thể thao, giải trí trên khắp thế giới? Chắc chắn rất nhiều. Nghĩa là, kẻ bán người mua trên thị trường bản quyền truyền hình thật ra vô cùng tấp nập, chứ không hạn hẹp như người ta tưởng. Không mua được ở nguồn này, cách này, vẫn có thể mua từ nguồn khác, cách khác. Còn chuyện làm sao để nắm vững các nguồn hàng, giá cả, thì đấy tất nhiên là cả một vấn đề kinh doanh, mỗi người có mỗi năng lực, hiểu biết riêng. Đấy là việc của các nhà đài.

Tranh cãi thường chỉ xuất hiện khi một công ty tuyên bố rằng mình đã mua bản quyền "độc quyền", nghĩa là người bán thu tiền nhiều hơn và chỉ bán bản quyền cho mỗi công ty ấy. Sẽ không có bất kỳ ai khác được phát sóng trong những trường hợp độc quyền như vậy, trừ khi phải mua lại bản quyền của công ty ấy? Chưa chắc! Cần nhớ: không phải bao giờ thực tế cũng đi đôi với lý thuyết.

FAPL Ltd., IMG, hay Sky, hay bất cứ gã khổng lồ nào khác cũng đều xếp dưới luật pháp ở nước sở tại, hoặc các hệ thống luật pháp chung của từng vùng (luật châu Âu chẳng hạn). Khi dân Anh lắp ráp thiết bị "bẻ khóa" mua từ Hy Lạp để thoải mái xem Premier League mà không phải trả tiền truyền hình cáp, thì các đại gia tuyên bố sở hữu bản quyền cũng chẳng làm gì được họ (tòa đã xử thắng cho một quán bar dùng thiết bị "bẻ khóa" ngay giữa London năm 2007).

Thế nên, khi một công ty lớn tuyên bố "sở hữu bản quyền độc quyền" và đề nghị giá bán cắt cổ, thì đấy chỉ mới là chuyện... nghe vậy, biết vậy. Chỉ mới nghe, chứ đâu ai thấy rõ hợp đồng của họ. Mặt khác, chắc chắn vẫn còn nhiều cách khác hơn là chuyện mua lại bản quyền của công ty nọ. Đấy là chưa nói đến luật pháp, mỗi nơi mỗi khác, không dễ nói trước điều gì.

Cuối cùng, chuyện độc quyền ở từng nước, từng vùng giờ đã xưa như trái đất. Người ta đã phải tính đến bản quyền phát sóng Premier League trên máy bay hoặc tàu biển, qua nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Còn có khối chuyện tranh cãi, hơn là anh nào được phát sóng độc quyền ở khu vực nào!

IMG đã sở hữu bản quyền truyền hình Premier League tại Việt Nam như thế nào?

Hồi tháng 11.2012, gói bản quyền truyền hình (BQTH) giải Premier League - Ngoại hạng Anh (EPL) trên lãnh thổ Việt Nam 3 mùa 2013 – 2016 đã bất ngờ rơi vào tay tập đoàn IMG (Mỹ).

IMG là cái tên khá xa lạ với thị trường Việt Nam (VN) dù ra đời từ năm 1960. Tập đoàn này có quy mô lớn toàn cầu, hoạt động tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, chuyên kinh doanh về lĩnh vực thể thao, thời trang, dịch vụ giải trí và truyền thông, song chưa có văn phòng đại diện tại VN.

Kết quả IMG thắng đấu giá ngay ở vòng 2 được ban tổ chức Anh công bố vào trưa 15.11.2012. Theo đó, tập đoàn “cá mập” này bỏ ra khoản tiền khổng lồ gần 35 triệu USD, nhiều hơn 22 triệu USD so với mức 13 triệu USD mà công ty Ý MP&Silva mua gói 3 mùa 2010 - 2013 (sau đó bán lại cho các đài tại VN với giá 19,5 triệu USD).

Dù đã ủy quyền cho Canal Plus - đối tác của VSTV đứng ra mua và đàm phán (Canal cũng là đối tác chiến lược của EPL) song VTV (đại diện cho phía nhà đài Việt Nam) đã không thắng thầu khi khoản đầu tư chỉ bằng một nửa với IMG.

Với phương châm không mua bằng mọi giá, VTV đã quyết định dừng lại ở vòng 2, không lao vào cuộc chay đua với đối thủ. Cũng vượt qua được vòng 1 nhưng ngay cả đại gia máu mặt như MP&Silva cũng bị IMG hạ knock out.

Lan Phương

Tòa án châu Âu xử thắng cho một quán bar ở Anh dùng thiết bị "bẻ khóa" xem Premier League

Năm 2007, cô chủ quán rượu “Red Blue & White” ở Southsea (Anh) tên là Karen Murphy nảy ra ý tưởng mua về bộ giải mã tín hiệu truyền hình vệ tinh của hãng truyền hình Hy Lạp Nova để cho khách hàng xem trực tiếp các trận đấu. Cô tắt phần âm thanh bình luận bằng tiếng Hy Lạp và thay vào đó là mở tiếng tường thuật trên sóng phát thanh của hãng BBC.

Bằng cách đó, cô chỉ phải trả cho hãng Nova 1.400 bảng Anh hàng năm, trong khi nếu thuê kênh của Anh thì phải trả tới 5.800 bảng Anh. Liên đoàn Bóng đá Anh sau đó đã ban lệnh cấm cô làm vậy. Không chịu thua, cô kiện ra tận Tòa án châu Âu và đã thắng kiện.

Kết quả ấy thật bất ngờ và đã giúp khán giả hâm mộ bóng đá có thể được xem truyền hình trực tiếp với giá rẻ hơn. Phán quyết trên đã phá vỡ độc quyền của các liên đoàn bóng đá.

Tòa án châu Âu lập luận là độc quyền này trái với các quy định về thị trường nội địa châu Âu. Các liên đoàn bóng đá quốc gia và các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp bị mất đi nguồn thu đáng kể và điều đó sẽ tác động rất đáng kể tới tương lai của bóng đá chuyên nghiệp trong tư cách là thể thao cũng như ngành kinh tế ở châu Âu.

Bảo Nghi

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.