Ông Thuận thẳng thắn thừa nhận, trong quá trình kiểm tra tại trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM) phát hiện 49 trường hợp quá hạn tạm giữ, trong đó chậm trả tự do 10 - 19 ngày là 7 trường hợp. Về quá hạn tạm giam mà quy trách nhiệm của Viện Kiểm sát là 56 trường hợp.
Cụ thể, ông Thuận đưa ra trường hợp ở một Viện KSND quận để trễ hạn tạm giữ 25 ngày mới phát hiện và làm văn bản kiến nghị. Ông Thuận đặt vấn đề: “Theo quy định, trước khi hết hạn tạm giữ, tạm giam thì phải có thông báo và nếu quá hạn tạm giữ, tạm giam một ngày thì phải có kiến nghị. Vậy trong trường hợp này vai trò của kiểm sát hằng ngày đâu, biên bản làm việc, bàn giao mỗi ngày đâu?”.
Cũng theo ông Thuận, công việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam như là một công việc “gác cổng”, hỗ trợ cho các cơ quan tố tụng khác tiến hành điều tra, xét xử. Vì vậy, nếu lơ là thì trách nhiệm thuộc về cán bộ kiểm sát tạm giam, tạm giữ chứ không ai khác.
Ngoài ra, ông Thuận cũng thẳng thắn phê bình các viện KSND quận, huyện trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã bỏ qua việc kiểm sát lưu mẫu thức ăn. “Thực tế có 7 trường hợp ngộ độc thức ăn nhưng các quận, huyện này đã giấu luôn báo cáo, sau này khi lãnh đạo cấp trên kiểm tra mới phát hiện”, ông Thuận cho biết.
Qua báo cáo mà ông Thuận nêu tại hội nghị, ông Nguyễn Nhật Nam, Phó viện trưởng Viện KSND TP.HCM đề nghị, cán bộ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS phải nắm rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoạt động giám sát tạm giam, tạm giữ. Đặc biệt, hằng ngày, hằng tuần phải kiểm sát nhà tạm giam, tạm giữ trong việc bắt tạm giữ, tạm giam theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự nhằm phát hiện kịp thời việc bắt tạm giữ trái pháp luật. Đồng thời kiểm sát các hồ sơ, thủ tục về tạm giam. Nếu thấy cần thiết thì có thể kiểm sát đột xuất theo quy định của pháp luật.
Phan Thương
>> Gian nan thi hành án
>> Nhiều tiêu cực trong thi hành án dân sự
>> Thất thoát tiền tỉ ở cơ quan thi hành án
Bình luận (0)