Theo đó, HoREA đề nghị UBND quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp núp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở.
Bởi theo HoREA, khoản 2 điều 10 luật Kinh doanh bất động sản đã quy định rõ "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật". Trong thời gian qua, có hiện tượng đầu nậu hoặc doanh nghiệp núp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, thậm chí đã có cả việc khai thấp giá trị giao dịch để tránh nộp nhiều thuế; các đầu nậu này thực sự có hoạt động kinh doanh bất động sản thường xuyên, liên tục, nhưng núp bóng chủ đất, không thành lập doanh nghiệp nên cơ quan chức năng không quản lý được, nhà nước bị thất thu thuế.
“Cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp núp bóng chủ đất để thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở và hướng các đầu nậu này thành lập doanh nghiệp để quản lý", HoREA kiến nghị.
Không những vậy, theo HoREA, đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường là đối với thửa đất ở có diện tích lớn, từ 2.000 m2 trở lên thì chủ đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của luật Nhà ở và các quy định pháp luật có liên quan là hoàn toàn đúng. Bởi nếu không các chủ đất, doanh nghiệp sẽ vô tư phân lô bán nền, làm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đảm bảo và sau này người dân và xã hội sẽ phải gánh chịu hậu quả.
tin liên quan
Diện tích nhà đất sau khi tách thửa tối thiểu 45 m2Ngày 27.7, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, cho biết đã trình UBND TP dự thảo quyết định thay thế Quyết định 33 về diện tích tối thiểu khi tách thửa.
Bình luận (0)