Kiểm soát dịch bệnh: Phát triển chăn nuôi chuyên nghiệp, tuân thủ an toàn sinh học

16/04/2019 08:00 GMT+7

Dịch tả heo châu Phi (ASF) hoành hành tại VN hơn 1 tháng qua, đang có dấu hiệu chững lại. Thông tin mới nhất từ Cục Thú y (bộ NN-PTNT), tính đến ngày 10.4 đã có 12 ổ dịch tả heo châu Phi qua 30 ngày.

Mặc dù tốc độ lây lan của bệnh đã chậm lại nhưng hơn lúc nào hết, ngành chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu cải tổ toàn diện, hướng tới mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp tiên tiến và bền vững.

Chăn nuôi không tính đến an toàn sinh học thì khó chống đỡ dịch bệnh

Ngày 9.4, cơ quan chức năng cho biết, dịch tả heo châu Phi (ASF) cơ bản đã được khoanh vùng, không còn lan rộng như trước. Nhưng diễn biến dịch bệnh vẫn khó lường. Bởi vậy, các địa phương vẫn phải chủ động, quyết liệt phòng chống cho đến khi dập dịch hoàn toàn trên cả nước.
Theo đại diện của Bộ NN-PTNT, thực tế cho thấy, dịch ASF đa số xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, khi an toàn sinh học và vệ sinh thú y đối với các hộ chăn nuôi này còn rất thấp và có thể nói là mắt xích lỏng lẻo nhất trong việc ngăn chặn bệnh dịch. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến ASF lây lan mạnh trong thời kỳ đầu tại nhiều địa phương.
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải thực hiện nghiêm chỉnh an toàn sinh học để phòng ngừa ASF
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải thực hiện nghiêm chỉnh an toàn sinh học để phòng ngừa ASF
Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, các nguyên nhân lây nhiễm ASF chính là: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh phun tiêu độc khử trùng; 34% do sử dụng thức ăn thừa mà không xử lý đúng cách và 19% do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng. Các nguyên nhân lây nhiễm này đều do chưa thực hiện nghiêm túc vấn đề an toàn sinh học.
Do chưa có vắc xin cũng như thuốc chữa, để phòng ngừa ASF, An toàn sinh học được xác định là biện pháp chính. Trong quá trình chỉ đạo chống dịch, Bộ NN-PTNT và cơ quan chức năng luôn chỉ đạo an toàn sinh học phải ở mức rất cao, trong đó yêu cầu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải phun thuốc, rắc vôi sát trùng, cả trong và ngoài chuồng, từ nhà ra đến đường đi lại.

Quản lý dịch bệnh: Cần phát triên mô hình chăn nuôi tiên tiến

Trong đợt cao điểm ASF vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng, ở góc độ tiêu cực ASF gây thiệt hại cho chăn nuôi Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực thì đây lại chính là cơ hội để củng cố ngành chăn nuôi vốn còn nhiều vấn đề trong nước. Đã đến lúc để người chăn nuôi nhận ra rằng cần phải chuyển đổi từ tập quán chăn nuôi lạc hậu, sang mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, tiên tiến, khoa học cả về mặt dinh dưỡng cho đàn heo và an toàn vệ sinh chuồng trại.
Hiện nay có những đối tác đủ năng lực từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển sẵn sàng hợp tác để chuyển giao mô hình, kỹ thuật mới cho người chăn nuôi Việt Nam. Điển hình như Cargill, nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi đến từ Hoa Kỳ. Trong 24 năm hoạt động tại Việt Nam, Cargill cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, đảm bảo cho vật nuôi mau lớn, có sức khỏe tốt và gia tăng sức đề kháng tự nhiên để phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Ngoài ra, Cargill còn đồng hành cùng người chăn nuôi thông qua các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và kiến thức về chăm sóc vật nuôi, các giải pháp dinh dưỡng tiên tiến, quản lý trang trại, phòng ngừa dịch bệnh nhằm giúp người dân chăn nuôi hiệu quả.
Tập đoàn Cargill đã có kinh nghiệm 70 năm đồng hành cùng người chăn nuôi tại các châu lục phát triển đàn gia súc gia cầm và phòng chống dịch bệnh thành công, trong đó có cả dịch ASF tại một số nước đã bị dịch tấn công trước đây . Tại Việt Nam, với phương châm đồng hành cùng ngành chăn nuôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, Cargill đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ đại lý và người chăn nuôi trên cả nước.
Nhân viên Cargill hướng dẫn đại lý TACN xịt sát trùng xe hàng
Nhân viên Cargill hướng dẫn đại lý TACN xịt sát trùng xe hàng
Cụ thể, tính tới đầu tháng 4.2019, Cargill đã tổ chức hơn 800 buổi hội thảo và huấn luyện để trực tiếp hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc về bệnh ASF và các biện pháp An toàn sinh học phòng ngừa giúp đại lý cũng như người nuôi nắm vững kiến thức và áp dụng thực tế. Bên cạnh đó, Cargill còn huấn luyện đại lý quy trình lưu kho và giao nhận hàng hóa đảm bảo An toàn sinh học.
Về lâu dài, đại diện Cargill cho biết, việc chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi tiên tiến trước hết bao gồm: tổ chức lại hoạt động chăn nuôi một cách khoa học tổng thể, từ việc thiết kế và xây dựng chuồng trại; sử dụng con giống chất lượng; chế độ dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển của vật nuôi; quản lý chăn nuôi tốt và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thú y theo khuyến cáo. Đây cũng là những bước đi cụ thể mà người chăn nuôi cần triển khai và nhân rộng để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cũng như đủ sức chống chọi với những thách thức của dịch bệnh và thời tiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.