Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

13/12/2018 10:59 GMT+7

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), 55 /63 tỉnh thành trên cả nước có sự chênh lệch giới tính. Trung bình cả nước tỷ lệ giới tính khi sinh hiện ở mức 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái.

Xóa bỏ tâm lý “khát” con trai
Tỉnh đứng đầu cả nước với tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh là 120 trẻ trai/100 trẻ gái. 4 tỉnh có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao ở mức: 118,6 trẻ trai/100 trẻ gái; 117,6 /100; 117,2 /100; 116,3/100 (mức chuẩn sinh học bình thường là 105 trẻ trai/100 trẻ gái chào đời).
Theo dự báo của các chuyên gia về DS-KHHGĐ, nếu thực trạng mất cân bằng giới tính còn tiếp diễn như hiện nay thì khoảng 30 năm sau, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự chênh lệch giới tính nam hơn nữ khoảng trên 10%. Dự kiến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 4,3 triệu người nữ. Việc mất cân bằng này có thể dẫn đến hệ lụy: khoảng 4,3 triệu người nam có thể sẽ không lấy được vợ.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứ về DS-KHHGĐ, nhu cầu có con trai được lý giải trong quan niệm từ xưa là để nối dõi tông đường. Con trai mang họ của dòng tộc, có trách nhiệm kế thừa và xây đắp truyền thống và danh dự của gia đình. Con trai sẽ trông nom chăm sóc mồ mả tổ tiên. Con trai là nguồn lao động chính trong mỗi gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn. Con trai kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già.
Do tâm lý thích có con trai nên nhiều gia đình đã tìm mọi cách để có thể sinh con trai đã khiến cho dân số cả nước đang dần có sự chênh lệch rõ rệt.
Để dần xóa bỏ tâm lý, quan niệm trên, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có các chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới đến các gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh với thông điệp: cần phải suy tích cực và có quan niệm hiện đại hơn, không chỉ đàn ông mới có thể là trụ cột mà ngày nay phụ nữ hoàn toàn có thể đảm đương, chia sẻ các công việc với nam giới trong cuộc sống cũng như phụng dưỡng cha mẹ.
Ngăn chặn lựa chọn giới tính thai nhi
Cùng với tâm lý ưa thích con trai, việc lạm dụng những thành tựu của y học để nhận biết giới tính thai nhi là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ số giới tính khi sinh chênh lệch. Theo kết quả điều tra biến động dân số ngày 1.4.2010 của Tổng cục Thống kê cho thấy: 85% phụ nữ ở thành thị và 72% phụ nữ ở nông thôn đã biết giới tính của con mình trước khi sinh, trong đó 99% biết qua siêu âm, 83% biết khi tuổi thai từ 15 - 28 tuần.
Các chuyên gia về dân số nhận định, việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng sự bất bình đẳng giới như nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, mua bán phụ nữ gia tăng.
Đại diện Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái - nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước sinh.
Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,46 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115 vào năm 2020. Ở các tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh từ 115 trở lên, giảm tỷ số giới tính khi sinh ít nhất 0,4 điểm phần trăm/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
Giải pháp thực hiện: Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nguồn: Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.