Kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội

24/03/2015 06:11 GMT+7

Tại buổi tọa đàm “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội”, do Trung tâm con người và thiên nhiên phối hợp Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) tổ chức chiều 23.3, nhiều chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm rõ vụ việc.

Tại buổi tọa đàm “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội”, do Trung tâm con người và thiên nhiên phối hợp Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) tổ chức chiều 23.3, nhiều chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm rõ vụ việc.

Nhiều chuyên gia kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt 6.700 cây xanh Nhiều chuyên gia kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt 6.700 cây xanh - Ảnh: Lê Quân

TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đặt vấn đề: “Chặt rồi họ mang đi đâu? Tôi nghe nói chi phí để chặt một cây như xà cừ, sấu bán gỗ giá cũng hơn 30 triệu đồng. Tiền mua cây mới trồng vào không tốn bao nhiêu, như vậy được gọi là xã hội hóa cải tạo cây xanh, không dùng tiền ngân sách? Trong đề án cũng không thấy nhắc đến khoản tiền bán cây, mua cây mới trồng. Những cái này diễn ra, chúng ta không nên ngây thơ quá về sự vụng về, thiếu hiểu biết, hay kém kinh nghiệm. Đều có sự đo đếm hết, không phải tự nhiên mà như vậy. Tôi mong rằng việc thanh tra mà Hà Nội đang triển khai đừng chỉ tìm ra những con kiến”.

Còn GS-TS Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, đánh giá đề án chặt 6.700 cây không những sơ sài mà còn bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ cây xanh trong luật Thủ đô, Nghị định 64 của Chính phủ, các quyết định của chính TP.Hà Nội đưa ra. “Hôm 20.3, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói trong họp báo đổ lỗi cho nhà tài trợ nôn nóng là hoàn toàn không thấy hết những sai lầm nghiêm trọng để lại hậu quả vô cùng lớn với môi trường, cảnh quan, xã hội, lòng tin của nhân dân với lãnh đạo Hà Nội. Theo tôi, sai lầm đó xuất phát từ ngay việc chỉ đạo xây dựng đề án, duyệt đề án. Việc chỉ đạo thì cấp dưới phải làm theo, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm chứ không thể chỉ kỷ luật những người cấp dưới. Đáng ra, lãnh đạo thành phố phải xin lỗi dân vì đã làm việc phản khoa học, phản lòng dân. Thứ hai là lên kế hoạch giải quyết ngay hậu quả, rồi xử lý trách nhiệm người lãnh đạo cao nhất về việc này...”, GS-TS Đăng thẳng thắn.

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học VN, nếu để đoàn thanh tra liên ngành của Hà Nội thanh tra toàn diện sẽ “không ra được hết các vấn đề”. “Việc này gây bức xúc dư luận cả nước, không phải việc nội bộ của Hà Nội nữa. Chính phủ cần chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc mới mong làm ra ngô ra khoai”, ông Dũng nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.