Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD?

03/12/2017 09:00 GMT+7

Một sự kiện gây chấn động thế giới đã bắn phát pháo cho cuộc săn tìm lời giải cho câu hỏi “Ai đã bỏ ra 450,3 triệu USD để sở hữu Đấng cứu thế? ”.

Buổi bán đấu giá tác phẩm được cho là của Leonardo da Vinci kéo dài vỏn vẹn chưa tới 20 phút và kết quả là Đấng cứu thế đã vượt qua Những người phụ nữ Algiers.
Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD? 1
Salvatore Mundi (Đấng cứu thế) đã phá vỡ mọi kỷ lục về giá trước đó, trong đó có Women of Algiers của danh họa Pablo Picasso được bán với giá 179,4 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s ở New York tháng 5.2015. Và cũng tại nhà đấu giá này, tháng 11.2017 đã chứng kiến một cuộc gọi đến từ người giấu mặt để đóng đinh ở mức giá gây chóng mặt này.
Như mọi khi, nhà Christie’s với những ràng buộc về bảo mật thông tin cá nhân, luôn khiến những CEO Guillaume Cerutti tò mò khi tuyên bố: “Tôi xin lỗi. Chúng tôi không bình luận về người mua. Người tham gia đấu giá đến từ khắp mọi nơi trên thế giới”.

tin liên quan

Những tay chơi siêu giàu
Nhiều người siêu giàu sẵn sàng chi đậm để thỏa mãn đam mê hoặc sở hữu những món đồ có một không hai.
Ứng viên nào cũng đầy tiềm năng
Đã xác lập kỷ lục khủng thì hiển nhiên những đồn đoán về người sở hữu bức họa này cũng rộn ràng không kém. Theo một số nhà buôn, đó có thể là một người Mỹ bởi hiện nay chỉ có một “da Vinci” duy nhất ở Mỹ, vốn đang được trưng bày tại Bảo tàng National Gallery of Art ở Washington, D.C.
Tỉ phú Ken Griffin với tổng tài sản ước tính khoảng 8,6 tỉ USD được nhắm đến đầu tiên bởi năm ngoái, ông mua 2 bức họa: Interchange của de Kooning và Number 17A của Jackson Pollock với giá 500 triệu USD rồi cho Viện Nghệ thuật Chicago mượn. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin thân cận cho biết ông không tham gia vào phiên đấu giá này, dù cho đến nay Griffin vẫn không lên tiếng.
Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD? 2
Vua Charles I (Anh) sở hữu bức họa này đầu thế kỷ 17
Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD? 3
Chuyên gia Dianne Dwyer Modestini là người trực tiếp phục chế Đấng cứu thế Ảnh: Reuters
Một ứng viên tiềm năng khác, cũng người Mỹ, là Alice Walton, người thừa hưởng đế chế Wal-Mart. Với số tài sản kếch xù 44,8 tỉ USD, bà Walton từng tài trợ hàng trăm triệu đô cho Bảo tàng Crystal Bridges Museum of American Art ở Arkanas. Cả bà và bảo tàng này đều im lặng trước tin đồn về Đấng cứu thế.
Ngoài ra, ống kính cũng hướng về phía người giàu nhất thế giới Jeff Bezos. Ông chủ Amazon với tổng tài sản chừng 97,2 tỉ USD là một người hâm mộ nghệ thuật. Hơn nữa, người ta đưa ông vào tầm ngắm là bởi Bezos vừa bán 1 tỉ USD cổ phiếu vào đầu tháng 11 và hiện chưa biết ông có ý định gì với số tiền đó. Phải chăng ông mua siêu tác phẩm này để tặng cho một bảo tàng nào đó ở Seattle hay ở nơi mà Amazon quyết định đặt trụ sở mới?
Với những tỉ phú quá giỏi trong chuyện “bắt tiền đẻ ra tiền” như họ thì chả có gì phải đắn đo khi đầu tư gần nửa tỉ USD cho một tác phẩm nghệ thuật được quảng cáo là “da Vinci cuối cùng”.
Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD? 5
Ai sở hữu kiệt tác 450 triệu USD? 6
Bức họa thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng khi được mang đi triển lãm ở nhiều nước
Nếu nhìn ra bên ngoài nước Mỹ thì Trung Quốc và Trung Đông được nhắc đến nhiều trong cuộc chơi ai là tỉ phú này. Một nhà sưu tập tên tuổi cho biết: “Tôi có cảm giác ai đó muốn mang Leonardo này đến châu Á. Một trong những người được cho là nằm trong vùng cảm giác ấy là tỉ phú Trung Quốc Liu Yiqian, vốn mạnh tay chi ra 170,4 triệu USD đánh bại 5 đối thủ khác để mang về nhà Người phụ nữa khỏa thân của Amedeo Modigliani năm 2015. Bức họa này được đặt tại bảo tàng của ông Liu có tên Long Museum ở Thượng Hải. Thế nhưng, sau khi có tin râm ran, ông Liu đã lên mạng xã hội WeChat để “thanh minh”: “Chúc mừng chủ nhân. Đang cảm giác như vừa thất bại”.

tin liên quan

Thành phố có hàng trăm gia tộc giàu suốt 600 năm
Khi giới nghiên cứu đối chiếu dữ liệu nộp thuế ở thành phố Florence (Ý) trong hai năm 1427 và 2011, họ bắt gặp thực tế bất thường: rất nhiều gia tộc giàu có hiện nay đã rất giàu từ gần 600 năm trước.
Cuộc chơi còn nhiều điều thú vị
Hãng CNBC nhận định: “Chuyện ai mua bức họa không thể giữ bí mật lâu được. Thật khó để giữ kín một vụ mua bán đỉnh cao như thế trong thời đại của mạng xã hội”.
Dù gì thì điều được cả thế giới chờ đợi nhất vẫn là được tận mắt gặp “Mona Lisa phái mạnh” này. “Cái giá này cũng cho thấy khả năng người mua sẽ đặt bức họa này ở một bảo tàng nào để cả thế giới được xem. Đã có hơn 27.000 người đổ xô đến chiêm ngưỡng Đấng cứu thế khi được hãng Christie’s đưa đi triển lãm khắp thế giới trong chiến dịch truyền thông của họ. Hy vọng rằng chủ nhân mới cũng sẽ làm thế”, CNBC cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.