Theo CNN, ông Clark cho rằng sân bay Dubai, sân bay nhà của hãng Emirates, cũng an toàn như bất cứ sân bay nào tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Một ngày sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm hành khách mang theo laptop và các thiết bị điện tử lớn khác lên các chuyến bay khởi hành từ Trung Đông và châu Phi đi Mỹ, Chủ tịch Emirates cho biết Mỹ phải có “bằng chứng” rõ ràng về mối đe dọa là cơ sở của lệnh cấm.
Ông Clark cho hay những biện pháp này sẽ “gây ảnh hưởng lớn” đối với Emirates và ông đặt câu hỏi vì sao chỉ một số hãng hàng không và sân bay bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mà không phải là toàn bộ các hãng hàng không và sân bay trên toàn cầu.
“Cuối cùng, nếu các thiết bị này bị Mỹ và Anh xem là những công cụ tiềm ẩn mối đe dọa, nó có thể là mối đe dọa trên bất kỳ chuyến bay nào. Nếu nói rằng sân bay Dubai không có khả năng tìm kiếm, ngặn chặn và giám sát bằng hoặc hơn so với các sân bay ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á thì tôi rất bất ngờ”, ông Clark nói.
tin liên quan
Mỹ hạn chế mang thiết bị điện tử lên máy bayNhằm đối phó với mối đe dọa khủng bố, hành khách đi trên các chuyến bay của một số hãng hàng không nước ngoài đến Mỹ, sẽ không được mang theo thiết bị điện tử lớn hơn smartphone trong hành lý xách tay.
Chủ tịch Emirates nói thêm: “Đây rõ ràng là quyết định chính sách từ Mỹ và chúng tôi, hãng hàng không có hoạt động tại Mỹ, phải tuân thủ những gì mà chính phủ Mỹ muốn. Tất nhiên điều này gây trở ngại lớn nhưng Emirates xử lý rất tốt các sự kiện gây gián đoạn hoạt động của chúng tôi”.
Hạn chế tương tự được nước Anh đưa ra hôm 21.3 không áp đặt lên hãng bay Emirates và sân bay Dubai, song ông Clark lo rằng nhiều nước khác có thể đưa ra lệnh cấm tương tự như Mỹ: “Những gì tôi quan tâm hơn là điều này có tác động lan tỏa đến nhiều nước châu Âu và châu Á khác”.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Đông cho rằng lệnh cấm thiết bị điện tử lớn của Mỹ có thể nhằm mục đích gây bất lợi cho nhiều hãng hàng không Vùng Vịnh - các công ty bị giới hàng không Mỹ cáo buộc là đang nhận trợ cấp lớn từ chính phủ. Trên thực tế, các hãng bay Mỹ có thể vấp phải nhiều mối đe dọa vì đối thủ Vùng Vịnh đang tăng trưởng nhanh ở Mỹ trong thời gian gần đây. Delta, United Airlines và American Airlines từng yêu cầu chính phủ Mỹ xem xét thỏa thuận "Open Skies", vốn cho phép các hãng bay Vùng Vịnh cung cấp dịch vụ hàng không từ Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar đến nhiều thành phố Mỹ.
Chủ tịch Emirates không cho rằng Mỹ đang sử dụng lo ngại an ninh để che giấu các vấn đề thương mại khi ban hành lệnh cấm. Hãng bay Trung Đông cho hay chỉ thị mới sẽ kéo dài đến ngày 14.10 năm nay. Ông Clark kết luận về lệnh cấm: “Nhìn vào mặt tích cực thì thật ra tôi có lý do để không làm công việc mà tôi phải làm. Tôi sẽ thưởng thức thức ăn, phim ảnh và hạ cánh sau khi đã được nghỉ ngơi đủ”.
tin liên quan
Hàng loạt hãng bay Vùng Vịnh sốc vì lệnh cấm mới của MỹHạn chế về an ninh mới đối với các chuyến bay đến Mỹ có thể là cú sốc lớn đối với nhiều hãng hàng không lớn Trung Đông, những cái tên vốn từng gặp khó vì lệnh cấm di cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bình luận (0)