Giữ “tết xưa” với bánh trung thu cổ truyền

19/08/2016 08:00 GMT+7

Cũng như ông cha ta ngày xưa quan niệm: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, chiếc bánh trung thu chính là vật chứng cho nét văn hóa truyền thống dân tộc: Tết Trung thu.

Dù thời gian với nhiều thay đổi, nhịp sống hiện đại hối hả hơn nhưng mỗi độ Tết Trung thu về, mọi nhà, mọi người dân Việt lại mong mỏi có một mùa tết đoàn viên sum vầy dưới ánh trăng mùa thu sáng vằng vặc bên chiếc bánh trung thu “còn mãi với thời gian”.
Cái hồn của ngày Tết trung thu
Với người Việt Nam, ngoài ngày tết cổ truyền dân tộc thì dịp trung thu cũng được coi là ngày tết truyền thống, nơi lưu giữ bao giá trị văn hóa, tinh thần đẹp đẽ của ông cha ta. Nếu như trước đây, Tết Trung thu chỉ gói gọn trong cụm từ Tết thiếu nhi thì nay được mở rộng ra thành tết đoàn viên gia đình, tết của tri kỷ, tết của tình thâm giao, bằng hữu... Và Tết Trung thu không thể thiếu chiếc bánh trung thu, bởi chính chiếc bánh là cái hồn của ngày tết cổ truyền này. Cũng chính vì thế ngay từ đầu tháng 7 âm lịch năm nay trên các đường phố Sài Gòn đã mọc lên những điểm bán bánh trung thu như báo hiệu, như thôi thúc mọi người ngày tết đoàn viên của mỗi gia đình Việt đã đến rất gần.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tuy còn khá lâu mới đến ngày Tết Trung thu rằm tháng 8 âm lịch nhưng lác đác phụ huynh, các ông bà cụ đưa cháu đi mua bánh trung thu về thưởng thức. Điều này phần nào cho thấy, dẫu cuộc sống hiện đại ồn ào, gấp gáp và nhiều áp lực nhưng ở sâu thẳm tâm hồn mỗi người Tết Trung thu vẫn là cái tết đoàn viên và ngọt ngào dành cho gia đình, người thân.
Lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống thiêng liêng
Theo ghi nhận thực tế thị trường bánh trung thu, ở các đô thị lớn những năm trước đây chuộng bánh trung thu công nghiệp, sản xuất bằng máy móc, hạn sử dụng dài, mẫu mã hiện đại... để biếu tặng đối tác, người lao động. Tuy nhiên, những năm gần đây khi nhịp sống đô thị quá “nghiệt ngã” thì người dân lại quay về với truyền thống, với chiếc bánh trung thu cổ truyền, đậm chất văn hóa dân gian. Ông Lưu Lập Chánh, đại diện nhãn hàng bánh trung thu Sweethome Bakery chia sẻ: Tết Trung thu là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và văn hóa này không bị mai một, không mất đi mà ngày càng được nâng niu, gìn giữ, trở thành ngày tết thật sự của mọi nhà, mọi người Việt. Vì thế, bánh trung thu Sweethome Bakery năm nay quay về với nét truyền thống thật sự, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam từ thiết kế bên ngoài cho đến nguyên liệu, các công đoạn sản xuất, họa tiết phải tinh tế, hương vị phải thuần Việt, cổ truyền. Hơn hết, mỗi chiếc bánh trung thu Sweethome Bakery phải ẩn chứa và truyền tải một thông điệp của văn hóa truyền thống Việt Nam, của ngày Tết Trung thu đoàn viên gia đình, của tình bằng hữu, của tình thâm giao… Nhà sản xuất đã khéo léo đưa hình ảnh hoa sen, trống đồng - một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt lên hộp bánh trung thu Sweethome như gợi nhắc mọi gia đình Việt giữ gìn nét truyền thống ông cha ta. “Lưu giữ văn hóa cổ truyền và chia sẻ giây phút gia đình đoàn viên đầm ấm - Đó là tất cả những gì những nghệ nhân sản xuất bánh trung thu Sweethome Bakery tâm huyết”, ông Lưu Lập Chánh tâm đắc.
Ông Chánh dự báo, năm nay sẽ rất đa dạng mẫu mã, kiểu dáng bánh trung thu, cho mọi người nhiều cơ hội chọn lựa. Cũng theo xu hướng tiêu dùng những năm gần đây, bánh trung thu truyền thống vẫn là ưu tiên lựa chọn của nhiều gia đình, doanh nghiệp với việc thông qua chiếc bánh này người biếu muốn chuyển tải được thông điệp giá trị tình cảm, văn hóa truyền thống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam đến với người nhận. Cũng chính vì vậy, nhà sản xuất bánh trung thu Sweethome Bakery đã đầu tư công sức, tài chính và tâm huyết rất nhiều và nghiêm túc, để có những chiếc bánh trung thu hoàn hảo nhất, đúng nghĩa bánh trung thu truyền thống nhất với mong muốn góp phần mang đến một mùa Tết Trung thu đoàn viên ấm áp, ngọt ngào cho mọi người, mọi nhà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.