Thứ nhất, thông qua các đại lý tại VN thì các DN này sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khi phát sinh doanh thu. Thứ hai là mua - bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tài khoản tín dụng hoặc ví điện tử. Trường hợp này hiện vẫn chưa được quy định rõ ràng. Bên mua dịch vụ sẽ bị thiệt vì không có hóa đơn nên sẽ không được tính vào chi phí hợp lý. Hoặc bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hóa bằng cách mua hóa đơn của một dịch vụ khác. Như vậy, khi thanh kiểm tra thuế cũng sẽ khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng. Mặt khác, với việc thanh toán dựa vào số lần click chuột trả tiền thì xác định doanh thu quảng cáo của nhà mạng nước ngoài không dễ vì phải đối chiếu thông tin giữa 2 ngân hàng (người mua/người bán) tham gia thanh toán trong điều kiện họ không phải là đối tượng nộp thuế trực tiếp và ngân hàng của công ty mạng cũng ở nước ngoài. Người mua dịch vụ của các tổ chức nước ngoài là cá nhân nên khó có cơ sở đề nghị khấu trừ thuế nhà thầu của tổ chức nước ngoài.
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, việc quản lý thuế với Google, Facebook cũng đang từng bước có kết quả. Sau thanh tra, các DN cung cấp dịch vụ tìm từ khóa, các tích hợp của nhà cung cấp Google tại VN đã chấp nhận nộp bổ sung hơn 5 tỉ đồng tiền thuế nhà thầu thay cho Google. Bước đầu cũng đã có những DN tự giác kê khai nộp thuế nhà thầu cho việc kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Google, Facebook tại VN. Thế nhưng, số tiền thu được từ thị trường VN của hai tập đoàn này lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Vinalink, tính đến hết năm 2015, Facebook hiện đứng số 1 về doanh thu trực tuyến tại VN với doanh số khoảng hơn 3.000 tỉ đồng (tương đương 150 triệu USD); Google đứng thứ 2 với 2.200 tỉ đồng (khoảng 100 triệu USD); trong khi các công ty quảng cáo của VN như Admicro, Adtima, Cốc Cốc... chỉ đạt tổng cộng gần 1.900 tỉ đồng. Còn theo ước tính của ANTS, công ty marketing theo định hướng dữ liệu, tổng doanh thu của thị trường quảng cáo trực tuyến VN năm 2015 đạt hơn 320 triệu USD. Trong đó, 73% thuộc về Facebook và Google (với lần lượt là 43% và 30%), còn lại là của các DN nội địa.
Hiện doanh thu quảng cáo trực tuyến ở VN mới chiếm 5% tổng doanh thu của thị trường quảng cáo và các chuyên gia ước tính sau 10 năm nữa, doanh số của quảng cáo trực tuyến sẽ đạt 20 - 25%. Với Facebook, năm 2010 doanh số quảng cáo tại VN chưa đến 1% thị phần thì đến hết 2014 đạt mức tăng trưởng trung bình trên 100%/năm. Do đó, số tiền thu được của Facebook, Google tại VN thời gian tới chắc chắn sẽ ngày càng lớn. Như vậy, nếu có thể đánh thuế đầy đủ từ thuế GTGT, thuế TNDN hay thuế nhà thầu, ước các công ty này nộp về ngân sách hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.
Theo luật sư Nguyễn Duy Hùng, các công ty như Facebook, Google có thể không thành lập văn phòng, không đặt máy chủ tại VN nhưng những phát sinh về nghĩa vụ thuế cần được tuân thủ. Trong trường hợp không thực hiện, cơ quan chức năng VN có thể thông qua các công ty kiểm toán quốc tế thu thập những dữ liệu để yêu cầu phía DN thực hiện nghĩa vụ thuế.
tin liên quan
Yêu cầu Facebook, Google mở đại diện tại Việt Nam để 'truy' thuếSau quy định Facebook, Google phải đặt máy chủ tại VN trong dự thảo luật An toàn thông tin mạng, dự thảo xây dựng luật Quản lý thuế (sửa đổi) của Bộ Tài chính cũng đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, internet phải mở văn phòng đại diện chính thức tại VN.
Bình luận (0)