Theo Reuters, điều này cho thấy kế hoạch kích thích kinh tế lớn của ECB cuối cùng đã có hiệu quả. Số liệu dịch vụ thống kê Eurostat công bố hôm 2.3 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khối 19 nước trong tháng 1 là 9,6%, không thay đổi so với tháng 12.2016 nhưng giữ nguyên ở mức thấp nhất kể từ tháng 5.2009.
Giới phân tích cho hay các số liệu cho thấy người tiêu dùng phần lớn không quan tâm đến sự kiện Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU), và chính phủ Mỹ mới. Song dù nền kinh tế tiếp tục khởi sắc, khả năng tăng trưởng thêm vẫn hạn chế. Giá dầu và giá thực phẩm tăng thúc đẩy lạm phát trong năm 2016 song giá cả dường như đã đạt đỉnh vào lúc này.
Eurostat cho hay lần cuối cùng lạm phát ở eurozone chạm ngưỡng 2% là tháng 1.2013. Trong tháng 1, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ông chưa thấy ECB cần phải đổi hướng và nền kinh tế hiện vẫn cần sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương. “Chúng ta không nên phản ứng với các dữ liệu riêng lẻ và mức tăng nhất thời trong lạm phát”, ông Draghi nói.
Lạm phát là chỉ số quan trọng, thể hiện nhu cầu tiêu dùng cơ bản và ECB đặt mức mục tiêu 2% nhằm đảm bảo mức tăng giá cả thấp nhưng bền vững. Đây là dấu hiệu của một nền kinh tế khỏe mạnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến eurozone lao đao. Chính phủ các nước thuộc khu vực này phải cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, giảm nhu cầu và điều này góp phần đẩy nền kinh tế khu vực rơi vào suy thoái sâu. Trước cảnh này, ECB rót hàng nghìn tỉ EUR vào hệ thống ngân hàng, cung cấp tín dụng giá rẻ cho giới doanh nghiệp mở rộng, đầu tư, tạo ra việc làm.
tin liên quan
Tăng trưởng eurozone lần đầu vượt Mỹ sau khủng hoảng năm 2008Giới chức khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vừa nhận được một loạt tin tốt về mặt kinh tế hôm 31.1.
Bình luận (0)