Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, thành viên tổ công tác giá thành điện, cho hay ông cũng mới biết thông tin điều chỉnh giá điện. Lẽ ra có thông báo trước để người dân chuẩn bị, vì việc tăng giá điện còn tác động đến giá nhiều mặt hàng khác.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Đức, đại diện Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) tham gia tổ công tác này, cũng chia sẻ hiện đã có chỉ thị công khai phương án giá điện, nhưng trên thực tế, phương án giá điện trước khi chốt và công bố thì quy định vẫn là tài liệu mật. Cùng với đó, tổ công tác mới chỉ kiểm tra chi phí kinh doanh điện hằng năm nhưng quyết định tăng bao nhiêu thì mới chỉ có quyết định của bên bán điện chứ không có ý kiến của bên mua.
Trả lời câu hỏi đánh giá tác động của việc tăng giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho hay tác động của việc tăng giá điện đến người dân, lạm phát, tăng trưởng kinh tế đã được tính toán. Cụ thể, việc tăng giá 6,08% lần này tác động đến CPI của năm 2017 là 0,08%. Trong khi đó sẽ khiến CPI năm 2018 tăng 0,1% và làm GDP giảm 0,166%. Còn tác động với người dùng điện, theo ông Tuấn, hiện hộ tiêu thụ 50 số điện trở xuống thì chi phí giá điện tăng 3.250 đồng/tháng. Hộ tiêu thụ 100 - 200 số thì tăng 6.600 đồng/tháng, 200 - 300 số thì tăng 13.800 đồng/tháng,
300 - 400 số thì 23.600 đồng/tháng. Với các hộ dùng 400 số điện trở lên thì tăng thêm 34.800 đồng/tháng. Tuy nhiên, theo ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN, hiện EVN đang trực tiếp bán điện cho 23,4 triệu hộ thì số hộ dùng dưới 200 số điện chiếm tới 78% nên ảnh hưởng không lớn. Cụ thể, số hộ dùng dưới 50 số điện chiếm 13,74%, từ 51 - 100 số là 32,5% và số hộ dùng 101 - 200 số điện là 31,76%.
tin liên quan
Giá điện tăng gần 100 đồng/kWh từ ngày maiBộ Công thương cho biết Thủ tướng vừa đồng ý với đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 1.622 đồng/kWh lên mức giá mới là 1.720 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức tăng 6,08%.
Bình luận (0)