Theo Russia Today, đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố danh sách với 334 công ty trên cả nước vi phạm luật lao động. Danh sách này gồm nhiều hãng lớn như công ty quảng cáo Dentsu, nhà sản xuất thiết bị điện tử Panasonic - những doanh nghiệp bị cho là bắt nhân viên làm thêm giờ một cách bất hợp pháp.
Những hãng lạm dụng lao động bị giới truyền thông Nhật Bản gọi là các công ty “đen”. Vấn đề làm việc quá sức ngày càng thu hút sự chú ý sau vụ một nhân viên trẻ tuổi của hãng Dentsu tự sát hồi năm 2015. Thực trạng “karoshi” thúc giục Thủ tướng Nhật Bản thúc đẩy cải cách lao động.
Danh sách trên sẽ được cập nhập hằng tháng. Thuật ngữ “karoshi” được đưa ra từ thập niên 1970 và hiện vẫn là tiêu đề nóng trên báo chí nước Nhật. Theo hãng tin Reuters, giới chức Nhật cho hay không phải tất cả doanh nghiệp bị điều tra đều nằm trong danh sách đen. Tên của công ty chỉ được tiết lộ khi bộ ngành cho rằng việc công khai sẽ khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ luật và có lợi cho cộng đồng.
Trong tháng 3, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nhiều biện pháp quản lý việc tăng giờ làm và tăng lương bổng cho các nhân viên bán thời gian. Giới chuyên gia cho rằng những biện pháp giải quyết vấn đề được áp dụng vào năm 2019 sẽ làm tổn thương nhiều doanh nghiệp vốn đã đối mặt với tình hình thiếu hụt lao động do dân số già đi nhanh chóng. Luật sư và các nhà hoạt động xã hội thì cho biết các biện pháp trên không đủ để bảo vệ người lao động.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất hành tinh. Trung bình người Nhật thọ 83,3 tuổi. Song đây cũng là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Năm ngoái, số người tự tử giảm xuống dưới 22.000 người lần đầu trong 22 năm qua. Đài truyền hình quốc gia NHK ước tính kinh tế Nhật mất 4 tỉ USD vì nạn tự tử.
tin liên quan
Kinh tế Nhật Bản mất hơn 4 tỉ USD mỗi năm vì nạn tự sátĐài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK vừa tính toán thiệt hại kinh tế của đất nước vì nạn tự sát. Con số được đưa ra là trên 4 tỉ USD mỗi năm.
Bình luận (0)