Song sắp tới đây, khi một sân bay cực lớn ở phía nam Bắc Kinh xuất hiện, thay đổi sự cân bằng, cả ba hãng sẽ cùng quy tụ lại và đối đầu nhau. Bắc Kinh đang chuyển mình thành trung tâm hàng không lớn nhất thế giới.
Sân bay mới được dự kiến mở cửa vào năm 2019 và được giới chức chỉ định là trung tâm của các thành viên thuộc liên minh SkyTeam, một nhóm nhiều hãng hàng không trong đó có China Eastern và China Southern. Hai hãng bay trên mỗi hãng được phép nắm 40% số hành khách của sân bay mới, giành được cơ hội từ châu Âu và Mỹ tại sân sau của Air China.
“Đây chắc chắn là điểm thay đổi cuộc chơi cho China Eastern và China Southern. Quy tụ tất cả thành viên của liên minh SkyTeam về dưới một mái nhà sẽ tạo điều kiện để kết nối liền mạch các chuyến bay”, CEO Corrine Png của hãng Crucial Perspective ở Singapore nhận định.
|
Sự thay đổi này sẽ để lại tác động ra ngoài Đại lục. Ngoài việc thống trị sân nhà, ba hãng bay lớn Trung Quốc đều có vị trí tại nước ngoài. Air China thông qua liên minh Star Alliance thắt chặt kinh doanh với hãng Đức Lufthansa và hãng United Continental trong các tuyến bay đến châu Âu và Bắc Mỹ. China Eastern là hãng bay lớn nhất đến Hàn Quốc và Nhật Bản, còn China Southern thì mạnh ở Úc và Đông Nam Á.
Với việc được tiếp cận thêm khu vực Bắc Kinh, China Southern và China Eastern sẽ có thể tiến gần hơn đến các tuyến bay Bắc Mỹ hấp dẫn trong khi nhiều đối tác của SkyTeam cũng có cơ hội tiếp cận với thủ đô Trung Quốc. Thêm vào đó, China Southern, hãng bay lớn nhất Đại lục, sẽ có thể thu hút thêm khách bay từ Đông Nam Á đến Mỹ qua Bắc Kinh.
Dù vậy cho đến năm 2019, hai hãng này phải cạnh tranh với các chỗ trống hiện có tại các sân bay cũ. Air China, một thành viên của liên minh Star Alliance gồm 28 hãng bay (trong đó có United, Singapore Airlines và Lufthansa), kiểm soát 38% chỗ trống tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, sân bay đón 94 triệu khách trong năm 2016. Sân bay này có mức phục vụ tối đa là 96 triệu khách/năm.
|
“Nhu cầu thêm hàng trăm chuyến bay ở Bắc Kinh mỗi ngày đang bị từ chối vị chúng tôi đang hết nguồn lực. Thành phố có đủ khả năng vận hành hai trung tâm hàng không”, giám đốc Liu Xuesong của Capital Airports Holding, hãng điều hành sân bay Bắc Kinh hiện tại, cho biết.
Sân bay mới của thủ đô Trung Quốc trị giá 12,9 tỉ USD, nằm ở ngoại ô phía nam Daxing. Dự án được phê duyệt năm 2014 và khi hoàn thiện sẽ có sức đón 100 triệu hành khách bằng 7 đường băng. Ông Liu ước tính đến năm 2025, hai sân bay ở Bắc Kinh sẽ cùng phục vụ 170 triệu khách, trong đó có 25 triệu khách bay quốc tế.
Bắc Kinh đang tham gia vào danh sách các thành phố lớn có hai, hoặc thậm chí ba sân bay quốc tế, trong đó có New York (Mỹ), London (Anh), Tokyo (Nhật Bản) và Paris (Pháp). Không như Bắc Kinh, các sân bay ở những thành phố này thường đóng vai trò bổ sung, chẳng hạn như một sân bay phục vụ các chặng quốc tế còn một sân bay chỉ để bay quốc nội và bay trong khu vực.
|
Phó chủ tịch Ma Chongxian của công ty mẹ hãng Air China, China National Aviation Holding, cho biết: “Đến nay, lịch sử chưa từng có thành phố hay cụm đô thị nào có hai trung tâm hàng không cùng quy mô”. Điều này là vì các hãng hàng không, không phải chính phủ, mới chính là nhân tố chọn sân bay nào để bay, chuyên gia Steve Saxon, đối tác của McKinsey & Co. ở Thượng Hải, cho hay.
“Trung Quốc thì khác. Chính phủ có ảnh hưởng đáng kể lên ba hãng hàng không lớn nhất”, ông Saxon nói. Việc này giúp Bắc Kinh xây dựng hai trung tâm kết nối, điều mà nhiều đô thị khác thất bại.
Dù vậy, sân bay mới của Bắc Kinh không hoàn toàn là tin xấu với Air China. Sân bay của hãng này gần trung tâm thành phố và hành khách chỉ mất 25 phút (nếu không kẹt xe) để đến quận kinh doanh chính ở phía đông thủ đô. Sân bay mới nối với trung tâm Bắc Kinh bằng các tuyến đường bộ, đường sắt kéo dài 1 giờ nhưng đi về phía tây nam, khu vực ít thuận lợi cho hầu hết các sếp doanh nghiệp, đặc biệt là trong giờ cao điểm. “Air China có khả năng giành chiến thắng trong các tuyến đường thương gia chủ chốt, tương tự như cách British Airways hưởng lợi từ vị trí đặc quyền của mình trong sân bay London Heathrow vốn thuận tiện hơn”, ông Saxon nói.
tin liên quan
Vì sao sân bay Changi của Singapore liên tục tốt nhất thế giới?Hãng tin CNBC vừa tìm hiểu cách Sân bay Changi (Singapore) được thiết kế, và chỉ ra ba lý do góp phần đem danh hiệu tốt nhất thế giới đến cho sân bay này suốt 5 năm liền.
Bình luận (0)