Theo CNBC, số tiền nợ các chủ trái phiếu trên được công bố trong bối cảnh Venezuela ở vào thế “trong kích, ngoài ép”, khi trong nước là một cơ quan lập pháp gây tranh cãi vẫn đang nắm quyền, khiến tình trạng bất ổn chính trị tăng cao, còn bên ngoài lại phải chịu các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.
Các chuyên gia dự đoán quốc gia Nam Mỹ có lẽ sẽ ưu tiên thanh toán cho chủ trái phiếu trước. Nhưng Venezuela vẫn còn một núi nợ khác đang đến hạn cần phải thanh toán hết trong năm nay.
“Các biện pháp trừng phạt tài chính đánh vào ngành dầu mỏ của Venezuela từ phía Mỹ có thể sẽ đến sớm hơn và do đó vỡ nợ là không thể tránh khỏi”, ông Siobhan Morden, chuyên gia về trái phiếu của khu vực Mỹ Latin tại Nomura Holdings, nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trừng phạt Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngay sau cuộc bỏ phiếu vào hôm 30.7. Nhiều nước trên thế giới cũng đã gọi cuộc bỏ phiếu cho phép ông Maduro thay thế Quốc hội bằng một cơ quan lập pháp mới được lấp đầy với những người ủng hộ ông là sự gian lận.
Chính quyền Tổng thống Trump cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ còn nặng hơn nếu tình hình chính trị ở Venezuela tiếp tục diễn biến xấu đi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng hình phạt là một thanh gươm hai lưỡi vì nó làm cho tình hình Venezuela thậm chí còn trở nên bế tắc hơn và sự thiếu hụt thực phẩm, y tế của nước này sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn so tình trạng khó khăn vốn có.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ giá hối đoái chính thức mà đa số người Venezuela sử dụng đã tăng gấp đôi kể từ cuối tháng 7.2017. Lạm phát dự kiến sẽ tăng lên 720% trong năm nay và hơn 2.000% vào năm tới.
Hiện Venezuela còn nợ Trung Quốc, Nga, các công ty năng lượng và các hãng hàng không Mỹ hàng tỉ USD, trong khi đó hiện nước này chỉ còn khoảng 10 tỉ USD dự trữ.
tin liên quan
Mỹ cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên VenezuelaMỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Venezuela, chặn thanh toán bằng đồng đô la cho dầu thô từ nước này.
Bình luận (0)