Chuyên gia IMF: Trung Quốc đối mặt nguy cơ khi chuyển đổi kinh tế

17/04/2016 14:00 GMT+7

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phụ thuộc vào tiêu dùng của Trung Quốc có thể gập ghềnh và có phần nguy hiểm. Đây là nhận định của Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) David Lipton.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phụ thuộc vào tiêu dùng của Trung Quốc có thể gập ghềnh và có phần nguy hiểm. Đây là nhận định của Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) David Lipton.

Ảnh: BloombergẢnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, ông David Lipton nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin này rằng “sự chuyển đổi của Trung Quốc, sự tái cân bằng, thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào ngành xuất khẩu công nghiệp nặng để tập trung vào thu nhập hộ gia đình đang gia tăng”, và tiêu thụ là “những chuyển đổi quan trọng mà thế giới sẽ tập trung quan sát trong những năm tới, đây có thể là con đường gập ghềnh”.
Ông Lipton cho biết thêm: “Sẽ nguy hiểm nếu họ tiếp tục cấp tín dụng cho các lĩnh vực cũ và để các khoản nợ tiếp tục chất đống”.
Dù kinh tế Trung Quốc vừa tăng trưởng ổn định, điều này vẫn có một phần nguyên do từ sự đột biến trong tín dụng. Dữ liệu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho thấy tài chính tổng hợp, thước đo tín dụng từ các ngân hàng, đạt tổng cộng là 2.340 tỉ nhân dân tệ, tương đương 361 tỉ USD, trong tháng 3.
Các khoản vay có thể đặt ra nhiều thách thức, trừ khi chính phủ nước này theo đuổi mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và làm sạch khu vực ngân hàng đang bị đè nặng bởi nợ xấu.
Ông Lipton trong cuộc phỏng vấn ở Washington (Mỹ) cũng kêu gọi Trung Quốc có hành động mạnh mẽ hơn và điều phối các chính sách tài chính, cấu trúc cùng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Nói về tình hình thế giới, Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho hay các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang phản ứng với sự mức tăng trưởng ì ạch của các nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung thêm biện pháp kích thích kinh tế hồi tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đồng thuận tiến hành chiến lược chậm thắt chặt tiền tệ còn Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) thì có thể trì hoãn hành động đến sau cuộc trưng cầu dân ý về chuyện Anh quốc đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong tuần này.
“Chúng tôi chưa gióng chuông báo động, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nên có một số cảnh báo về áp lực tài chính đang gia tăng, các lỗ hổng, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp tại các quốc gia đã và đang chứng kiến giá dầu, giá hàng hóa giảm, những nơi bùng nổ tín dụng đã trở nên mạnh mẽ. Chắc chắn với các chính sách tiền tệ mà chúng ta đang có, việc theo dõi rủi ro xoay quanh ngành tài chính là cần thiết”, ông Lipton kết luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.