Theo CNN, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á rất quan trọng với Ả Rập Xê Út. CEO Ben Simpfendorfer thuộc Silk Road Associates cho biết: “Nếu Ả Rập Xê Út đang tìm kiếm tương lai thì châu Á chắc chắn đứng hàng đầu, đứng vị trí trung tâm. Đây là nơi có 2/3 dân số toàn cầu, chiếm 1/2 nền kinh tế thế giới và hai yếu tố trên sẽ chỉ có tăng theo thời gian”.
Quốc gia Trung Đông là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Vì thế, ít người ngạc nhiên khi năng lượng là vấn đề hàng đầu trong chuyến thăm châu Á với 1.500 người của Quốc vương Salman. Ông đã đến Malaysia và Indonesia, Nhật bản và Trung Quốc sẽ là hai điểm dừng chân kế tiếp.
Lượng dầu mỏ được bơm ra chảy về các thị trường nơi nhu cầu đang tăng trưởng. Ngay lúc này, đó là châu Á. Tăng trưởng trong nhu cầu dầu thô toàn cầu được dự báo đi lên 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, theo hãng FACTS Global Energy. 1 triệu thùng dầu trong số này là nhu cầu từ châu Á.
Các nước sản xuất dầu thô không bỏ qua thực tế này. Ả Rập Xê Út đang cố gắng cạnh tranh với nhiều quốc gia Ả Rập khác, với Iran và Nga để giành miếng bánh lớn nhất trong thị trường châu Á.
tin liên quan
Hãng dầu 'khủng' Saudi Aramco huy động 10 tỉ USD trước khi lên sànTập đoàn dầu khí khủng Ả Rập Xê Út Saudi Aramco vừa thuê bốn ngân hàng làm cố vấn cho đợt bán trái phiếu đầu tiên của họ, rất có thể sẽ diễn ra trước tháng 6 năm nay.
Đất nước Đông Á cũng quan trọng với Ả Rập Xê Út về nguồn vốn. Quỹ đầu tư quốc gia Ả Rập Xê Út đang hợp tác với hãng SoftBank của Nhật để khởi động quỹ đầu tư công nghệ 100 tỉ USD. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông cũng có thể muốn thu hút giới đầu tư Nhật Bản khi họ bán một phần hãng dầu khí khủng Saudi Aramco vào năm sau. Đây được cho sẽ là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới.
Tại Malaysia và Indonesia, Ả Rập Xê Út ký các thỏa thuận trị giá 13 tỉ USD. Các khoản đầu tư lớn ở thị trường phát triển nhanh có thể giúp ích cho kế hoạch IPO của Saudi Aramco, đảm bảo đầu ra cho các thùng dầu mới.
Với Trung Quốc, nơi Saudi Aramco đặt trụ sở châu Á, Ả Rập Xê Út có thêm nhiều vấn đề để cân nhắc ngoài năng lượng. Nước này rất muốn Trung Quốc giúp đỡ trong việc đa dạng hóa nền kinh tế, “cai” sản xuất dầu thô - ưu tiên hàng đầu của con trai Quốc vương Salman, Thái tử Mohammad bin Salman.
Chuyên gia Simpfendorfer nhận định: “Khi bạn bắt đầu nghĩ đến tương lai không dầu mỏ, tất cả các yếu tố địa lý bắt đầu quan trọng”. Sự quan tâm của Ả Rập Xê Út phù hợp với phát kiến “Một vành đai, Một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là kế hoạch nhằm kết nối Đại lục với hơn 60 nước từ châu Á đến Trung Đông và châu Âu, thông qua việc xây dựng tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển để thúc đẩy thương mại.
Trung Quốc thường đưa ra các kế hoạch chiến lược dài hạn. Đây là cách tiếp cận mà người Ả Rập Xê Út muốn học hỏi. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có công nghệ, tiền, nhân lực và thị trường. Đây là các lựa chọn cho Ả Rập Xê Út, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Các chính sách của Tổng thống Trump về Trung Đông vẫn còn chưa rõ ràng và phức tạp và những bất ổn chính trị sẽ càng thúc đẩy Ả Rập Xê Út tìm kiếm cơ hội tại châu Á.
tin liên quan
Vua Ả Rập Xê Út lần đầu thăm Nhật Bản sau gần 5 thập niênQuốc vương Salman của Ả Rập Xê Út đã có chuyến công du đến Nhật Bản kéo dài 4 ngày kể từ 12.3.
Bình luận (0)