Thấy gì từ mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc?

06/03/2016 14:44 GMT+7

Ngay cả khi Trung Quốc đạt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế vừa đưa ra, tăng trưởng trong cho vay vẫn sẽ đi lên rất nhanh và nợ từ đó tiếp tục chất cao.

Ngay cả khi Trung Quốc đạt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế vừa đưa ra, tăng trưởng trong cho vay vẫn sẽ đi lên rất nhanh và nợ từ đó tiếp tục chất cao.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7% của Trung Quốc vẫn được nhận định là quá cao - Ảnh: AFPMục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7% của Trung Quốc vẫn được nhận định là quá cao - Ảnh: AFP
Trung Quốc vừa điều chỉnh kế hoạch chi tiết cho nền kinh tế, song kết quả nhận được rất có thể lại như cũ: sức tăng trưởng chậm chạp và nợ ở mức cao.
Trong báo cáo hằng năm vừa công bố hôm 5.3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chính thức hạ mục tiêu tăng trưởng của chính phủ xuống phạm vi từ 6,5% đến 7%, đồng thời ban hành kế hoạch làm thế nào để nền kinh tế đi đúng mục tiêu.
Theo tờ The Wall Street Journal, mục tiêu tăng trưởng này vẫn còn quá cao và Trung Quốc sẽ phải thực hiện các hành động mà nước này không nên làm, đặc biệt là bơm cho vay vào nền kinh tế, để đạt được mục tiêu đó.
Một số hệ quả chính được dự báo là mức cung tiền và tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tăng 13%, hơn 1 điểm phần trăm so với mục tiêu năm ngoái. Năm 2015, cho vay đã vượt mục tiêu đề ra khi tăng 13,5%. Trung Quốc dường như khó có thể thay đổi “cơn nghiện” tín dụng của họ. 
Mục tiêu lạm phát giá tiêu dùng được giữ ổn định ở 3%, song tỷ lệ 1,4% của năm ngoái cho thấy Đại lục vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi phần còn lại của thế giới hiện hướng đến mục tiêu lạm phát khiêm tốn hơn.
Yếu tố trên đây quan trọng vì nếu không có một liều lượng cần thiết của lạm phát, nợ sẽ chỉ càng ngày càng khó trả lại giá trị thực. Ngay cả khi Trung Quốc đạt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng cho vay cũng đi lên nhanh hơn rất nhiều và vì thế nhìn chung, nợ sẽ lên cao. Quá trình giảm nợ, trong trường hợp của Đại lục, chỉ đơn giản là không xảy ra.
Thâm hụt chính phủ sẽ lên đến khoảng 3% GDP, từ mức 2,4% trong năm ngoái. Bài phát biểu của ông Lý cho biết điều này xảy ra phần nhiều vì chuyện cắt giảm thuế, chứ không phải tăng chi tiêu.
Trong bài phát biểu, ông Lý cũng bàn đến những công ty nhà nước “xác sống” trong các ngành công nghiệp đang nặng gánh thừa cung, chẳng hạn như sản xuất nguyên liệu và thép. Lời hứa hẹn cải cách các ngành này không phải là mới, dù các tuyên bố được chính phủ đưa ra gần đây có vẻ chân thành hơn. Hệ quả của tình trạng này có thể là những vụ phá sản, tái cơ cấu và sáp nhập thực sự của các doanh nghiệp.
Giới đầu tư sẽ xem xét phát biểu vừa rồi của ông Lý kèm theo các tài liệu từ cuộc họp chính phủ hằng năm trước khi quyết định đầu tư. Bức tranh tổng thể về kinh tế Trung Quốc vẫn đang giữ nguyên: tăng trưởng chậm lại và nợ ở mức cao. Kế hoạch đối phó với tình hình kinh tế của Bắc Kinh khó làm các nhà đầu tư yên tâm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.