Theo Reuters, trong ngày làm việc đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trình bày số liệu cho thấy giá cả các loại hàng hóa giảm 55% kể từ tháng 6.2014 đến tháng 1.2016, trùng khớp với tỷ lệ đã từng xuất hiện trong giai đoạn tháng 7.2008 đến tháng 2.2009, giữa cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Ông Abe cho hay đây là “lời cảnh báo về sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng có quy mô như của ngân hàng Lehman”.
Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản ngày 15.9.2008. Trước đó, đây là ngân hàng đầu tư lớn thứ năm Phố Wall. Vụ phá sản của Lehman Brothers là lớn nhất trong lịch sử Mỹ và là nguyên nhân châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009.
|
Thủ tướng Nhật Bản, chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay, cho biết các lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết của chi tiêu linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, song giới hạn về thời gian và số tiền thì tùy thuộc vào tình hình riêng mỗi nước. Dù vậy, Anh và Đức vẫn không ủng hộ lời kêu gọi kích thích tài chính.
Phó chánh Văn phòng Nội các chính phủ Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết: “Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại rằng những nền kinh tế mới nổi đang ở trong tình trạng nghiêm trọng, mặc dù có quan điểm cho rằng tình hình kinh tế hiện nay chưa phải là khủng hoảng”.
Các lãnh đạo G7 cũng được kỳ vọng là sẽ tái khẳng định cam kết ổn định thị trường ngoại hối mà họ đưa ra trước đó.
tin liên quan
G7 tìm cách vực dậy nền kinh tế toàn cầuLãnh đạo của bảy nước có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới vừa tề tựu về Nhật Bản trong Hội nghị Thượng đỉnh G7. Ngày đầu tiên, kinh tế là vấn đề được tập trung thảo luận.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho hay ông tìm kiếm sự ủng hộ của G7 để có thêm viện trợ toàn cầu cho người tị nạn. Dòng người di cư từ Syria và các nơi khác đến châu Âu khiến châu lục này đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Các nước thuộc khối G7 bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản.
Bình luận (0)