Kỳ 81: Cà phê và con đường thịnh vượng từ nền kinh tế xanh

30/11/2021 08:00 GMT+7

Cà phê là tác nhân trọng yếu thúc đẩy tiến trình kiến tạo văn minh kinh tế mới, vận hành theo chiều hướng hài hòa với môi sinh, đảm bảo tương lai thịnh vượng bền vững chung cho cả sinh thái lẫn nhân loại.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Thức tỉnh khát vọng kiến tạo tương lai phúc lành

Nền kinh tế thế giới đang vận hành trên nền tảng của kinh tế tiêu dùng vật chất và trọng danh. Vật chất gần như được đánh đồng với sự giàu có của cải và đời sống hạnh phúc. Suốt một thời gian dài, tăng trưởng kinh tế hàng hóa trở thành mục tiêu trung tâm, chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Để thỏa mãn nhu cầu vật chất, con người đã tìm mọi biện pháp mở rộng sản xuất, tăng cường khai thác khoáng sản, bào mòn năng lượng hóa thạch và can thiệp thô bạo vào môi trường tự nhiên. Mộng ước bá quyền trở thành lời nguyền đầy tai họa. Hàng loạt khủng hoảng đan xen về biến đổi khí hậu, kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng nhân văn và đạo đức xã hội,... ảnh hưởng nặng nề đến hệ giá trị phát triển toàn cầu, ngay cả đối với các quốc gia thành công nhất.

Theo đuổi hạnh phúc vật chất bằng lối sống tiêu dùng vô độ rốt cuộc lại dẫn đến những bất toàn và chịu đựng quá nhiều bất ổn mang tính liên hoàn. Khi nhận diện được ngổn ngang đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới đang tự vấn về lối sống và các nhu cầu thực sự để đảm bảo sự tồn sinh của nhân thế. Thế nên chẳng phải ngẫu nhiên mà giải Nobel kinh tế 1998 đã được trao cho Amartya Sen với các công trình nghiên cứu về phúc lợi kinh tế, sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế và xã hội. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức (Ethical consumerism) nổi lên với hàm nghĩa, người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm chủ yếu vì lý do đạo đức và sinh thái. Như thế, dù là một người bình thường cũng có ảnh hưởng làm thay đổi xã hội lớn hơn. Đây là một sự thức tỉnh có tính quyết định đến sự phát triển nền văn minh trên trái đất cũng như của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Đặt trong bối cảnh đó để thấy rõ, phát triển kinh tế xanh (Green Economy) là con đường tất yếu nhằm giải quyết những vấn đề bất ổn đang hiện hữu. Kinh tế xanh kết nối rõ ràng 3 thành tố: kinh tế - xã hội - môi trường, nhằm đạt được đời sống nhân văn, thịnh vượng dựa trên sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các thế hệ với nhau. Theo xu hướng này, ngành cà phê hoàn toàn có khả năng đáp ứng những điều kiện phát triển kinh tế xanh bền vững.

Ngành cà phê - dấn thân hành động

Tất cả các đối tác liên quan và những tác nhân hoạt động trong lĩnh vực cà phê, từ sản xuất, phân phối, kho vận, tài chính, thương mại, cung ứng dịch vụ,… đến tiêu dùng đều đang hướng đến triết lý kinh doanh mới, hài hòa với nhân sinh. Thuật ngữ “cà phê bền vững” đã được sử dụng từ năm 1998, trong cuộc họp của các chuyên gia Trung tâm Chim di cư Smithsonian (SMBC), Ủy ban Hợp tác Môi trường của NAFTA (CEC) và Hiệp hội người tiêu dùng bình chọn (CCC).

Đến năm 2006, bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) được hình thành dựa vào ba chiều kích trọng yếu: Chiều kích xã hội nhằm bảo đảm an toàn lao động và an sinh đời sống ở mức khả dĩ có thể chấp nhận được cho những thành phần trực tiếp sản xuất; Chiều kích môi trường với mục đích bảo vệ rừng nguyên sinh và bảo toàn những nguồn năng lượng tự nhiên trong quy trình canh tác, chế biến cà phê; Chiều kích kinh tế nhắm đến việc củng cố những nguồn thu nhập phải chăng cho tất cả các tác nhân trong dây chuyền cà phê, đồng thời với việc mở rộng diễn trình tham gia thị trường quốc tế và làm chủ các điều kiện sinh sống theo chiều hướng bền vững.

Các tiêu chuẩn chứng nhận cũng đã được sử dụng rộng rãi để giải quyết mối quan tâm về tính bền vững trong quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng cà phê. Trong số đó có: Chứng nhận Thương mại công bằng, Chứng nhận Liên minh Rừng nhiệt đới, Chứng nhận UTZ, chứng nhận 4C… Có thể mỗi chứng nhận yêu cầu những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng chung quy đều hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo phát triển ngành cà phê bền vững bằng cách chuyển đổi tập quán canh tác, văn hóa kinh doanh và hành vi của người tiêu dùng.

Sáng kiến Thử thách Cà phê Bền vững (Sustainable Coffee Challenge) khởi động từ năm 2015 nỗ lực đưa cà phê thành sản phẩm nông nghiệp bền vững đầu tiên trên thế giới. Đến nay phong trào đã hợp nhất hơn 150 đối tác trong chuỗi mắc xích ngành cà phê từ người trồng, thương nhân, nhà rang xay, nhà bán lẻ để kích hoạt sự thay đổi lớn trong cộng đồng cà phê toàn cầu. Năm 2016, Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (Global Coffee Platform) chính thức thành lập, tự nhận lãnh sứ mệnh tìm cách giải quyết các thách thức bền vững để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cho tất cả những người kiếm sống bằng ngành cà phê.

Các quốc gia nằm trong vành đai cà phê đã và đang chuyển đổi sang canh tác cà phê trong bóng râm, một hình thức trồng cà phê được che phủ bởi bóng mát của các loài thực vật khác nhau. Mô hình này giảm phát thải khí cacbonic, hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu xói mòn đất. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu tái chế bã cà phê thành nhiên liệu sinh học, mang lại lợi ích môi trường đáng kể so với dầu diesel tinh chế từ dầu mỏ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất đã lựa chọn sử dụng vỏ bao bì thân thiện với môi trường và phân hủy theo tiêu chuẩn quốc tế. Cà phê trong tiến trình này đóng vai trò như nguồn năng lượng xanh với khả năng tái tạo, gìn giữ môi trường và duy trì đa dạng sinh học.

Thời đại mới phải dựa vào nhận thức toàn vẹn về thế giới. Kinh tế xanh là một triết lý tiến bộ, sửa chữa những sai sót của kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến trạng thái sinh thái. Đây vốn là những trăn trở cho tương lai của hành tinh cũng như bản thể xã hội. Một trong những lý tưởng của nền kinh tế xanh là thiết lập những cộng đồng xanh (Green Communities). Cộng đồng xanh tạo ra những thay đổi trong tư duy và thực hành “ăn - mặc - ở” vinh thăng giá trị sự sống trong sự tương sinh với thiên nhiên.

Từ năm 2010, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã có bài tham luận “Thông điệp bền vững của Việt Nam trong bối cảnh châu Á dẫn đầu phục hưng kinh tế toàn cầu” nhấn mạnh sự cần thiết của một tinh thần đại đồng (communitarian spirit) và một đạo lý toàn cầu (global ethic) để bảo vệ hệ sinh thái của trái đất và sự trường tồn của nhân loại. Trên nền tảng tư duy toàn cầu và nhân bản, Tập đoàn Trung Nguyên Legend dấn thân mở đường với dự án chiến lược xây dựng Thành phố Cà phê nhằm đưa Tây nguyên - vùng đất chủ lực của cà phê Việt Nam thành địa bàn hình mẫu cho sự phát triển hài hòa, bền vững, trong đó những nguyên lý sinh thái “thuận tự nhiên” sẽ được vận dụng triệt để.

Thông qua tinh thần cà phê để thể hiện năng lực dẫn dắt mô hình kinh tế xanh ở một tầm nhìn chiến lược, Việt Nam gửi thông điệp bền vững tới cộng đồng thế giới, xuất phát từ một quốc gia đang phát triển, khát khao vươn đến tương lai thịnh vượng và cống hiến lớn lao trước những thách thức và đóng góp nhiều hơn vào nỗ lực và trách nhiệm chung của cộng đồng thế giới.

Ngày nay, cà phê đã là một ngành công nghiệp toàn cầu. Việc xây dựng “hệ sinh thái cà phê”, tiến đến kiến tạo một mẫu hình văn minh, thay đổi quan niệm sống và lối sống đang góp phần giải quyết mâu thuẫn căn bản giữa hai khía cạnh nhân loại và môi trường, vun vén mối quan hệ hài hòa trong công cuộc mưu cầu hạnh phúc của nhân sinh và sự vững bền sinh thái.

Đón đọc kỳ sau: Cà phê - năng lượng của nền kinh tế sáng tạo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.