Chính vì Pi được tính toán là một con số gần đúng cho nên dãy số lẻ sau dấu phẩy là bất tận. Cũng vì vậy mà các kỷ lục về tính toán con số Pi liên tục được xác lập, đặc biệt là với khả năng xử lý mạnh mẽ của máy tính ngày nay.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã tính được Pi với độ chính xác đến con số thứ 200 tỉ.
Ngày 11.9.2000, con số lẻ thứ 1 triệu tỉ của Pi được xác định và đó là số không.
Tháng 8.2009, con số lẻ thứ 2,6 tỉ tỉ của Pi được xác định bởi nhà khoa học Daisuke Takahashi tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Mất 29 giờ làm việc với siêu máy tính (mạnh hơn máy tính để bàn 2.000 lần), Daisuke Takahashi mới thực hiện xong việc tính toán.
Theo báo Telegarph, mới đây nhất, nhà khoa học máy tính người Pháp là Fabrice Bellard đã phá kỷ lục của Daisuke Takahashi khi tính chính xác đến con số lẻ thứ 2,7 tỉ tỉ của Pi. Mất đến 131 ngày để tính toán, nhưng đây là một kết quả cực kỳ ấn tượng vì Fabrice Bellard chỉ dùng máy tính để bàn thông thường xử lý số liệu. Đạt được kết quả nói trên là nhờ Fabrice Bellard đã phát triển một phần mềm xử lý thuật toán mạnh hơn 20 lần so với những sản phẩm tương tự trước đó.
Hãy tưởng tượng độ dài của các số lẻ mà Bellard tính toán được khổng lồ đến mức nào: nếu mỗi giây ta đọc một chữ số, thì phải hết 85.000 năm mới đọc xong dãy số nói trên!
Còn kỷ lục về việc nhớ các số lẻ sau dấu phẩy của số Pi được sách Guinness ghi nhận thuộc về Lu Chao, người Trung Quốc. Anh này có thể đọc chính xác số Pi với 67.890 con số. Lu Chao phải mất đến 24 giờ, 4 phút để đọc xong dãy số này.
Hằng năm có hai ngày lễ dành cho số Pi:
- Ngày số Pi là 14.3 (số Pi với 2 số lẻ đầu tiên 3,14), được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium (Mỹ) vào năm 1988, theo ý tưởng của Larry Shaw.
- Ngày số Pi gần đúng là 22.7, bởi nhiều người vẫn biểu diễn Pi là 22/7 (hai mươi hai phần bảy).
Song Mai
Bình luận (0)