Lạm dụng kháng sinh dễ bị sỏi thận

Ngọc Lam
Ngọc Lam
14/05/2018 21:04 GMT+7

Uống thuốc kháng sinh uống có thể có tác dụng phụ khó chịu, theo nghiên cứu mới.

Trang Time dẫn nghiên cứu được công bố hôm 10.5 trên tạp chí của Hiệp hội Khoa Thận Mỹ cho thấy việc dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong số năm loại thuốc (liệt kê ở dưới) đều có nguy cơ cao phát triển sỏi thận - khoáng chất và muối trong thận.

Sỏi thận đã phát triển phổ biến hơn nhiều trong vài thập kỷ qua mà không có một lời giải thích rõ ràng là tại sao. Tuy nhiên, tình trạng này liên quan đến những thay đổi của vi khuẩn trong đường ruột và đường tiết niệu, theo các nhà điều tra hàng đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuốc kháng sinh và sỏi thận.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ y tế điện tử của hơn 13 triệu người tìm kiếm chăm sóc tại Anh từ năm 1994 đến năm 2015. Trong đó, gần 26.000 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố giảm nhẹ như sử dụng thuốc khác và được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hoặc bệnh gout, họ phát hiện ra rằng sulfas, cephalosporin, fluoroquinolones, nitrofurantoin/methenamine và penicillin phổ rộng đều có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Sulfas, thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và bỏng, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ lớn nhất: tăng gấp 2,3 lần nguy cơ mắc sỏi thận so với những người không dùng thuốc. Những người trẻ tuổi cũng có vẻ dễ bị phát triển sỏi thận sau khi uống các loại thuốc này.
Với bằng chứng gắn kết này, các nhà nghiên cứu cảnh báo việc sử dụng kháng sinh quá mức có thể dẫn đến kháng thuốc và những thay đổi trong hệ vi sinh vật. Nghiên cứu này cho thấy cần thận trọng với việc kê đơn kháng sinh quá mức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.