Tình trạng chặt chém du khách; chen lấn, xô đẩy để có mặt gần kiệu ấn; ném tiền, cướp lộc cầu may; ăn xin, ăn mày tràn ngập - 4 tệ nạn ấy khiến lễ hội đền Trần trở nên nhếch nhác, phản cảm trong nhiều năm qua.
>> Chỉ 100 người được dự lễ khai ấn đền Trần
>> Ngẫm chuyện cướp ấn
>> Phục dựng đủ 3 lễ quan trọng trong Lễ khai ấn đền Trần
>> Giảm dần lượng ấn đền Trần
>> Phát ấn đền Trần từ 7 giờ ngày 15 tháng giêng
Cảnh chen lấn, xô đẩy đến gần kiệu ấn để ném tiền, cướp lộc tại lễ khai ấn đền Trần năm 2014
- Ảnh: Hoàng Long |
Theo bà Cao Thị Tính, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Nam Định, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đền Trần 2015 thì năm nay cả 4 tệ nạn trên sẽ giảm mạnh. Bà Tính cho biết, cụ thể để ngăn chặn việc chặt chém, ép giá du khách, ông Đoàn Hồng Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã cho thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, yêu cầu các chủ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ trên địa bàn TP.Nam Định cùng các điểm lân cận đền Trần không được nâng giá, ép khách. “Xác định là khó quản lý hết địa bàn trong thời điểm có hàng vạn người đổ về đền Trần, chúng tôi cũng đã niêm yết, thông báo công khai các địa chỉ ăn nghỉ uy tín trên địa bàn thành phố, đồng thời sẽ bố trí lực lượng để xử lý ngay nếu du khách phản ánh bị chặt chém, ép giá”, bà Tính khẳng định.
Về nạn chen lấn, xô đẩy để đến gần kiệu ấn và ném tiền, cướp lộc cầu may trong đêm khai ấn, theo bà Tính, đến chiều 27.2 UBND tỉnh đã thông qua phương án bảo vệ an ninh, trật tự đêm khai ấn. Ngoài việc phân luồng đường để tránh ách tắc, năm nay Nam Định đặc biệt chú trọng đảm bảo an ninh trật tự khu nội điện, nơi diễn ra lễ khai ấn là sân đền Thiên Trường. Số lượng quan khách được giới hạn phù hợp với khu vực tổ chức lễ khai ấn. Công an Nam Định sẽ bố trí các khu vực cụ thể cho từng thành phần tham dự lễ khai ấn như quan khách, báo chí, người dân địa phương tham gia đoàn rước, vị trí rước kiệu và tổ chức khai ấn… đồng thời giám sát chặt chẽ để không xảy ra tình trạng “vượt rào” dẫn đến chen lấn, xô đẩy, mất trật tự. “Khó khăn nhất vẫn là ngăn chặn tình trạng ném tiền vào kiệu, cướp lộc cầu may. Hiện nay chúng tôi cũng chỉ biết đẩy mạnh tuyên truyền để những người dự lễ tự ý thức chứ chưa thể làm gì khác. Mong các phương tiện thông tin đại chúng giúp tuyên truyền để mọi người hiểu đấy là một hành vi thiếu văn hóa, phản cảm”, bà Tính lo lắng nói.
Về nạn ăn xin, ăn mày và hàng rong trong khu vực đền Trần, theo thông tin từ UBND TP.Nam Định, đến hết ngày 27.2 các cơ quan chức năng đã tổ chức xe, kinh phí đưa toàn bộ số người ăn xin, ăn mày về quê hoặc gửi, giám sát tại các trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Nam Định. Từ trước đó 1 tuần, Công an TP.Nam Định và Công an P.Lộc Vượng (TP.Nam Định) đã tổ chức các chốt trực để cấm, dẹp các hàng quán bán hàng trên các trục đường giáp đền Trần.
“Không thể tránh được một vài thiếu sót sẽ xảy ra đối với một lễ hội lớn, thu hút hàng vạn người đổ về như lễ hội đền Trần, nhưng tôi chắc chắn năm nay, 4 vấn đề trên sẽ cơ bản được khắc phục”, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đền Trần 2015 khẳng định.
An ninh mặc thường phục bảo vệ lễ hội yên tử 2015
Đây là khẳng định của ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý khu di tích - danh thắng Yên Tử, TP.Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) trước giờ khai hội Yên Tử diễn ra vào sáng nay 28.2 (mùng 10 tháng giêng). Theo đó, cung đường hành hương của du khách và các phật tử năm nay được hứa hẹn sẽ thông thoáng hơn khi các hộ kinh doanh buôn bán trong khu vực chùa Hoa Yên đã được di dời về địa điểm khác.
Hội xuân năm nay còn có chợ xuân Yên Tử, đặc biệt Ban Quản lý khu di tích - danh thắng Yên Tử đã phối hợp với lực lượng Công an và Thành đội TP.Uông Bí phân luồng giao thông và hướng dẫn du khách hành hương, tổ chức lực lượng an ninh mặc thường phục để phòng ngừa kẻ xấu trà trộn gây mất an ninh trật tự... Toàn bộ các hộ kinh doanh tại chợ xuân đều phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ.
Bích Ngọc
|
Lãnh đạo đừng đến dự lễ hội khai ấn nữa
Tôi đã nói rất nhiều năm về chuyện cứ có lãnh đạo cấp cao đến khai ấn thì càng có người tin rằng ấn đền Trần có thể thăng quan tiến chức thật. Tốt nhất năm nay nên đề nghị quan chức chính phủ không xuất hiện ở đó nữa. Thế thôi.
Còn chặt chém thì nói thật đó là sự chen lấn của kinh tế thị trường vào đời sống. Thấy lãi, người ta có thể nâng giá lên. Đôi khi với thói quen làng xã thì có thể nâng lên nhiều lần, lại cộng thêm đám đông bè đảng càng muốn nâng tiếp. Khi đó, cần thuyết phục rằng nếu nâng lên được thì sẽ phải trả giá. Chuyện này nên mang màu sắc tâm linh một tí. Chứ còn thuần túy kinh tế thị trường thì nó là như thế rồi đấy. Phải chấn chỉnh ngay ý thức của người cung cấp dịch vụ tâm linh như vậy.
TS Nguyễn Quốc Tuấn,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo Các cơ sở tôn giáo có thể tuyên truyền nếp sống lễ hội
Chúng ta không nên quên rằng người dân khi đi lễ, vào chùa, họ rất tôn trọng ý kiến của những người trụ trì tại các cơ sở tôn giáo đó. Trước đây, đã có thời chúng ta bị đứt gãy văn hóa. Sau này khi việc lễ bái, lễ hội trở lại, người dân không biết nên làm sao cho đúng vì không được trao truyền việc đó. Chính vì thế rất nên dựa vào các cơ sở tôn giáo để tuyên truyền, thuyết phục người dân. Ở nhiều nơi, khi nhà chùa để sẵn những nhánh cây phất lộc trong sân chùa thì người đi lễ không còn bẻ cây lấy lộc nữa. Tương tự, nếu nhà chùa nói rõ về việc không nên nhét tiền vào tượng phật thì điều đó sẽ giảm dần cho tới khi mất hẳn. Đây cũng là một cách lan tỏa văn hóa.
PGS-TS Lương Hồng Quang,
Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN Trinh Nguyễn
(ghi) |
Bình luận (0)