|
“Chúng là những hạt vô cùng quý giá”, theo Space.com dẫn lời nhà vật lý học Andrew Westphal của Đại học California, Berkeley (Mỹ), người dẫn đầu cuộc nghiên cứu kể từ khi các mẫu vật được chuyển về Trái đất cách đây 8 năm.
Cho đến nay, có tổng cộng 7 hạt cực nhỏ được lấy từ bẫy trên tàu Stardust có nguồn gốc từ không gian liên vì sao, trong khi 30.000 người tham gia dự án Stardust@home vẫn tiếp tục giám định từng bức ảnh với hy vọng có thể tìm thêm nhiều hạt bụi dạng này.
Phi thuyền Stardust với sứ mệnh truy đuổi sao chổi Wild 2 đã được phóng lên không gian vào năm 1999 để thu thập bụi từ đuôi của sao chổi này.
Sau 7 năm, khoang tàu du hành Stardust đã đáp xuống sa mạc Utah (Mỹ), mang những mẫu vật về Trái đất.
Chuyên gia Westphal cho hay những hạt bụi ở không gian liên vì sao có hình dáng hết sức khác nhau, với hạt giống như bông tuyết, trong khi các hạt khác bị vỡ ra và thậm chí bốc hơi trong lúc di chuyển với tốc độ lên đến 15 km/giây, khi chúng va vào bẫy dính trên tàu Stardust.
Cho đến nay, những hạt bụi này khá “trẻ” theo tiêu chuẩn của vũ trụ, không đến 100 triệu năm tuổi hoặc thậm chí chỉ khoảng 50 triệu năm.
Các chuyên gia hy vọng những mẫu vật quý giá này có thể là tàn tích của những ngôi sao sụp đổ trong các sự kiện siêu tân tinh cách đây nhiều triệu năm.
Hạo Nhiên
>> Siêu tân tinh 'cấy' hạt giống cho vũ trụ
>> Trái đất từng hứng bụi siêu tân tinh
>> Siêu tân tinh xa nhất
>> NASA phát hiện mặt trăng đầu tiên ngoài hệ mặt trời?
>> Định nghĩa lại rìa Hệ mặt trời
Bình luận (0)