Lần đầu tiên Việt Nam ghép tế bào gốc lấy từ người cho ở nước ngoài

16/11/2017 14:21 GMT+7

Một ca ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam là khoảng trên dưới 1 tỉ đồng, chỉ bằng 1/10 Singapore và 1/5 Đài Loan.

Điểm đáng lưu ý là tại Việt Nam, bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân trên 60% chi phí. Trường hợp được chi trả cao nhất là hơn 700 triệu đồng.

tin liên quan

17 kỷ lục ghép tạng tại Việt Nam
Lần đầu tiên hàng loạt kỷ lục trên lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đã được xác nhận và vinh danh, khẳng định những đóng góp của các tập thể và cá nhân trong lĩnh vực ghép tạng.
Ngày 16.11, Bệnh viện (BV) Truyền máu huyết học TP.HCM họp báo công bố BV vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi (mạch máu) không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân Q.D.A (25 tuổi, ngụ Cà Mau). Điều đặc biệt là người cho tế bào gốc là người nước ngoài không quan hệ huyết thống gì với bệnh nhân A.
“Tôi hạnh phúc và dinh dự khi công bố ca ghép tế bào gốc tạo máu ngày hôm nay mà tế bào gốc lấy từ trung tâm tế bào gốc nước ngoài để ghép tại Việt Nam. Chúng tôi muốn thông báo cho người bị ung thư máu không có người cho tế bào gốc phù hợp thì đến BV chúng tôi để chúng tôi đi tìm”, BS CK.II Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu huyết học TP.HCM, nói.
Tìm 1 triệu người mới có người cho tế bào gốc phù hợp
Tổng chi phí ghép tế bào gốc cho bệnh nhân A. tại Việt Nam là 8.47 triệu đồng, tuy nhiên bảo hiểm y tế thanh tóa 530 triệu đồng (trên 60%) triệu. Các chi phí đi lại cho người hiến tế bào gốc, nhập viện, xét nghiệm, tiền gửi mẫu làm HLA… là 14.500 USD, chưa tính phí BV tặng 1.000 USD cho trường hợp hiến dự phòng.
Chi phí này chỉ bằng 1/10 so với Singapore và 1/5 Đài Loan. Điểm đáng lưu ý là tại Việt Nam, bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân trên 60%. Trường hợp được chi trả cao nhất là hơn 700 triệu đồng.
7 tháng trước, anh A. phát hiện trong cơ thể có nhiều bất thường, da nổi nhiều đốm xuất huyết, nhiều vết bầm xung quanh màu tím nhưng ở giữa là màu trắng.
Ngày 15.5, anh A nhập viện vào BV Truyền máu huyết học với chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML - gọi chung là ung thư máu).
Anh A. chia sẻ, lúc nghe mắc bệnh thì trời đất như sụp đổ. Còn cha anh thì chỉ biết ngồi khóc vì thương con. Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp cứu anh. Tuy nhiên chị gái anh có tế bào gốc không thuận hợp HLA hoàn toàn, chỉ hợp 7/10 (kháng nguyên hòa hợp tổ chức). Với loại ung thư máu anh A gặp thì việc ghép tế bào gốc nửa thuận hợp HLA cũng sẽ khó thành công.
“Gia đình ở Việt Nam hiện sinh con ít nên việc tìm một người cùng huyết thống cho tế bào gốc phù hợp HLA hoàn toàn là rất ít cơ hội - chỉ 30%; còn lại 70% phải tìm kiếm nguồn cho lấy từ người không liên hệ huyết thống. Ở Việt Nam chỉ có ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn chứ chưa có ngân hàng tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi”, bác sĩ Dũng nói.
Ngày 1.7, BV đã khởi động chương trình tìm người hiến tế bào gốc tại Trung tâm Tzu Chi (Đài Loan) mà trước đó BV đã ký hết hợp tác - đây là trung tâm có trên 400.000 người hiến tế bào gốc. Chỉ trong vòng 6 tuần sau phía Đài Loan thông báo đã tìm được ứng cử viên hiến tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi có HLA phù hợp toàn toàn với anh A., 2 người cho phù hợp 9/10 và 1 người cho 10/10.
“Bệnh nhân A. rất may mắn, bởi BV đã gởi đi 4 mẫu nhưng 3 mẫu không tìm được người cho phù hợp. Xác suất tìm được người cho phù hợp người nhận là 1/1 triệu người”, bác sĩ Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, khi có người cho nhưng vấn đề thông quan đưa tế tế bào gốc về là điều không dễ vì chưa có luật lệ cho nhập tế bào gốc, hơn nữa khi thông quan không được chiếu tia, nếu không tế bào gốc sẽ chết. Mọi vấn đề được các ngành chức năng can thiệp, giải quyết, và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Việt Nam và phía Đài Loan.
Anh A. đang theo dõi quá trình ghép tế bào gốc cho mình

Trước khi tế bào gốc về VN, bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ 7 ngày. Bên Đài Loan, người cho  tế bào gốc nhập viện trước 4 ngày so với người nhận để tiêm thuốc kích tủy 3 ngày để kích  tế bào gốc đủ số lượng. Khi phía Đài Loan lấy tế bào gốc lưu trữ trừ 8-12 giờ đồng hồ, lúc đó phía Việt Nam có ê kíp sang lấy tế bào gốc về truyền cho bệnh nhân. Tế bào gốc hoàn toàn tươi, không giữ đông lạnh.
23 giờ 30 phút ngày 20.9 mảnh tế bào gốc máu ngoại vi của người Đài Loan đã được đưa vào cơ thể bệnh nhân Việt Nam. Hiện tại bệnh nhân đã được ghép đến ngày thứ 57, sức khỏe ổn định, kết quả xét nghiệm xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc.

tin liên quan

Ghép trái tim thiếu nữ cho chàng trai 27 tuổi
Chiều 1.6, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) thông báo, lần đầu tiên BV Chợ Rẫy thực hiện thành công ca ghép tim từ người cho chết não, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia từ BV Việt Đức (Hà Nội).
“Tôi hy vọng sau khi khỏi bệnh có thể gặp mặt người hiến một lần để cảm ơn, vị ân nhân đã tái sinh tôi lần 2 để tiếp tục ước mơ giang dở”, anh A. tâm sự.
“Ca ghép thành công này đã cơ hội mở ra cho người Việt Nam: người bệnh không cần ra nước ngoài nhưng vẫn có tế bào gốc. Kỹ thuật ghép của Việt Nam hoàn chỉnh và kết quả tốt tương đương so với các trung tâm lớn khác trên thế giới. Xa hơn, Việt Nam phải xây dựng 1 trung tâm tế bào gốc để không chỉ dành cho gười Việt Nam mà còn cho các nước khác trên giới để người bệnh có nhiều cơ hội hơn”, bác sĩ Dũng nói và cho biết thêm: Tại Việt Nam ca ghép tế bào gốc đầu tiên thực hiện tại BV Truyền máu huyết học vào ngày 15.7.1995 rất thành công và bệnh nhân đã hết bệnh. Đến nay đã 22 năm, BV đã ghép được 262 ca bằng 3 loại tế bào gốc: tế bào gốc tủy xương, máu cuống rốn và tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi.
TS.BS Huỳnh Văn Mẫn, Trưởng khoa ghép tế bào gốc, BV Truyền máu huyết học cho biết, bệnh bạch cầu dòng tủy mono bào là bệnh máu ác tính hiếm gặp. Cứ 1 triệu người thì có 3-4 người mắc mỗi năm, thường gặp người trên 60 tuổi. Do đó có rất ít nghiên cứu và thuốc điều trị về bệnh này. Người mắc bệnh này tiên lượng xấu, thời gian sống trung bình 20-30 tháng. Do vậy ghép tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh.
Năm 2012 trên thế giới số bệnh nhân ghép tế bào gốc tự thân chiếm 53%, dị ghép cùng huyết thống 22%, còn 25% ghép không đồng huyết thống. Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên 1.000 ca cho thấy, kết quả ghép tế bào gốc từ người cho không liên hệ huyết thống cho hiệu quả sống không khác biệt nhiều so với ghép người cho có liên hệ huyết thống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.