Tuy nhiên, hiện đang thiếu kinh phí thực hiện đề án, chưa kể hàng loạt món nợ còn "treo" lơ lửng...
Khai thác hàng tấn vàng, không có tiền đóng cửa
Trả lời Thanh Niên, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay tại buổi làm việc (ngày 5.3) với Tổng cục Địa chất và khoáng sản VN, tỉnh đã đề nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) báo cáo Chính phủ về một số vấn đề còn vướng mắc xung quanh đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Theo quy định, cơ quan nào cấp phép thì là chủ đầu tư dự án. Bộ TN-MT là cơ quan cấp phép nên phải bố trí ngân sách thực hiện đề án (19 tỉ đồng), trong khi tiền ký quỹ của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu chỉ có 6,4 tỉ đồng. “Đề nghị báo cáo để xin ý kiến tập thể Chính phủ theo hướng đồng ý cho sử dụng nguồn sự nghiệp môi trường của Bộ, bổ sung 13 tỉ đồng để đảm bảo đủ kinh phí để đóng cửa mỏ vàng”, ông Thanh nói.
Đến nay số tiền nợ thuế hơn 108 tỉ đồng (tính tới tháng 10.2017) của công ty, theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam “coi như mất trắng”. Món nợ hơn 800 tỉ đồng với hơn 100 chủ nợ của doanh nghiệp này cũng khó lòng đòi, trong đó có hơn 4,2 tỉ đồng nợ BHXH. Đó là chưa kể các hệ lụy về môi trường mà công ty này để lại.
tin liên quan
Phá sản, vàng Bồng Miêu để lại khoản nợ gần 1.000 tỉ đồng“Sau khi tuyên bố phá sản, công ty hầu như không có một hoạt động nào để khắc phục hiện trạng, hoàn thổ môi trường theo đúng quy định đối với 230 ha khai thác lộ thiên. Hệ thống hầm vàng, đường vào lò vẫn còn nguyên đó và có thể sập bất cứ lúc nào. Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 vụ sập hầm vàng khiến 23 người chết”, ông Vinh nói. Dù mỏ vàng chính thức đóng cửa, nhưng trong ngày 7.3, những người khai thác vàng trái phép vẫn hoạt động rầm rộ, tiếng máy nổ ầm vang như một công trường lớn.
Hàng trăm lều bạt che tạm nằm chênh vênh triền núi... Đáng chú ý, nước suối từ những dòng chảy đã được sử dụng cho việc tuyển quặng, lắng lọc..., và vì thế chất độc cyanua (dùng để phân kim) theo dòng chảy đổ về xuôi. Thấy người lạ, những “phu vàng” cũng chẳng mảy may sợ hãi, họ chỉ lầm lũi đưa máy móc vào hầm cất giấu rồi rời đi.
Tại sao phải lấy ngân sách xử lý?
Công ty Besra (công ty mẹ của vàng Bồng Miêu) là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất được phép khai thác và xuất khẩu vàng tại VN, với quyền kiểm soát cả 2 mỏ vàng lớn nhất VN (đều ở Quảng Nam) là Bồng Miêu và mỏ vàng Đắk Sa (H.Phước Sơn). Dù vậy, sau khi đào bán hơn 6,9 tấn vàng với giá trị hơn 5.000 tỉ đồng, đóng được khoảng 700 tỉ đồng tiền thuế, Công ty Besra chây ì đóng thuế rồi rời đi, để lại nhiều hệ lụy về môi trường và các khoản nợ.
Về việc lấy tiền ngân sách để thực hiện đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và kinh doanh vàng, nói thẳng “quá vô lý”. Bởi để có giấy phép hoạt động khai thác vàng không phải dễ và chịu giám sát bởi nhiều cơ quan chức năng. Vì vậy, để xảy ra tình trạng này là lỗi của các cơ quan giám sát.
Dự án này không có vốn ngân sách nhà nước đầu tư thì tại sao lại lấy vốn ngân sách ra để xử lý?! Để có tiền phá sản chỉ còn cách bán đấu giá tài sản, chia theo luật Phá sản, nhà nước thu hồi lại đất...
Trong trường hợp này, các chủ nợ chịu rủi ro khi tài sản bán không thu hồi được bao nhiêu. “Luật Khoáng sản nói rõ là cơ quan cấp phép lựa chọn tổ chức, cá nhân khác tiếp quản thì đơn vị mới sẽ tính phần chi phí này, tỉnh có thể ưu đãi doanh nghiệp mới trong hoạt động”, ông Hải nói.
Bình luận (0)